Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI LÀM TỪ THIỆN TRONG NƯỚC - ĐẦU GẤU VIỆT GIAN CỘNG SẢN LÀM TỪ THIỆN NGOÀI NƯỚC !


NGUYỄN THÙY DUNG

BẢN TIN CẬP NHẬT 1
Tháng 11, 2009

***************


Lệ lòng lặng lẽ tuôn rơi
Thương về quê mẹ một đời khổ đau
Niềm vui chẳng có lúc nào
Ngày còn trẻ dại lần vào mùa Đông

*
* *

Người ơi xin hãy một lòng
Đập tan Cộng phỉ còn trông ngày về

Dù xa muôn dặm sơn khê
Quyết về bên mẹ vẹn thề nước non
Mẹ vui, hớn hở lòng con !



ĐỌC & SUY GẪM !
PHẢI LÀM GÌ ĐỂ THAY ĐỔI SỐ PHẬN MÌNH VÀ DÂN TỘC
HIỆN TẠI, TƯƠNG LAI ???



ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI,
HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM !



CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN PHẢI BỊ LOẠI BỎ, KHÔNG THỂ ĐỐI THOẠI !


XÓA BỎ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ CỘNG SẢN HÔM NAY
GIÚP THĂNG TIẾN VIỆT NAM TỰ DO NGÀY MAI


TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT VÙNG LÊN XÓA BỎ ĐỘC TÀI CỘNG SẢN !


TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN CỘNG SẢN:
“Chế độ cộng sản vẫn tiếp tục gieo rắc tội ác trên đất nước VN.
Đẩy lùi tội ác cộng sản ra khỏi quê hương là bổn phận của tất cả chúng ta,
Những ai còn mơ hồ về cộng sản, rồi có ngày sẽ vỡ mộng,
trả giá cho sự ngây thơ và sẽ không còn cơ hội hối hận.



DÂN TỘC VÙNG LÊN CHỐNG
BẠO QUYỀN VIỆT GIAN CỘNG SẢN !


******************************

KÍNH NHỜ QÚY CỤ, QÚY BÁC, ÔNG BÀ, CÔ CHÚ, ANH CHỊ
PHỔ BIẾN RỘNG RÃI BTCN NẦY ĐẾN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI DÂN
NGUYỄN THÙY DUNG XIN CÁM ƠN TOÀN THỂ QÚY VỊ

EM THÀNH THỰC XIN LỖI KHÔNG THỂ TIẾP CHUYỆN ANH/CHỊ
MUỐN LIÊN LẠC QUA "CHAT" TỪNG NGƯỜI MỘT
VÌ EM QUÁ BẬN:
gởi hàng chục ngàn emails mỗi ngày.
ANH/CHỊ THÔNG CẢM CHO EM NHÉ!

XIN ANH/CHỊ VUI LÒNG LIÊN LẠC VỚI EM QUA "EMAIL",
CÁM ƠN ANH/CHỊ NHIỀU LẮM.



*************************



CÒN TIN VIỆT CỘNG LÀ CÒN TRẮNG TAY !
CÒN CỜ MÁU LÀ CÒN ĐIÊU LINH !



AI
- CÒN MƠ HỒ VỀ CỘNG SẢN ???
- CÒN NỊNH BỢ , BƯNG BÔ BÈ LŨ PHỈ QUYỀN VIỆT GIAN CỘNG SẢN ???
- CÒN MUỐN “ĐỐI THOẠI, HÒA HỢP HÒA GIẢI” VỚI VIỆT GIAN CỘNG SẢN ???
- CÒN ĐEM TIỀN BẠC & CHẤT XÁM ĐẦU TƯ “XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG VIỆT CỘNG” ???

HÃY
- MỞ MẮT CHO LỚN ĐỂ NHÌN, HÃY MỞ TRÍ CHO RỘNG ĐỂ THẤY BẢN CHẤT TÀN BẠO LƯU MANH MUÔN ĐỜI CỦA BÈ LŨ VIỆT GIAN CỘNG SẢN:

- “LÀNG MAI NHẤT HẠNH HÒA HỢP HÒA GIẢI”, 400 TU SINH TĂNG THÂN LÀNG MAI BÁT NHÃ BỊ KHỦNG BỐ, ĐÀN ÁP, TRỤC XUẤT !!!

- CÁC LINH MỤC THÁI HÀ “ĐỐI THOẠI” VỚI PHỈ QUYỀN QUẬN ĐỐNG ĐA ĐỂ NGHE QUYẾT ĐỊNH CƯỚP ĐẤT,

- TRỊNH VĨNH BÌNH, NGUYỄN ĐÌNH HOAN, HOÀNG NGỌC TIẾN, NGUYỄN GIA THIỀU, TRẦN VĂN TRƯỜNG “AO CÁ TÂN TRƯỜNG KHANH” ĐEM TIỀN CỦA, CHẤT XÁM VỀ “XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG” BỊ CƯỚP MẤT TRẮNG TAY !!!

- “BỌN XƯỚNG CA VÔ LOÀI” BỊ CƯỚP NHÀ, ÔM ĐẦU MÁU VỀ NƠI TỊ NẠN !!!

- PHẠM DUY, NGUYỄN CAO KỲ BỊ VIỆT GIAN CỘNG SẢN COI LÀ NHỮNG CON CHÓ GHẺ Ô NHỤC, CHANH VẮT HẾT NƯỚC, VỎ HẾT XÀI !!!

ĐỪNG NGHE CỘNG SẢN NÓI, HÃY NHÌN
CỘNG SẢN LÀM !!!



*****************************

Thư BBT/BTCN - NTD



Thư BBT http://www.vietnamngaymai.blogspot.com

Chúng ta nghĩ sao về sự kiện tréo cẳng ngỗng: CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI HĂNG HÁI QUYÊN GÓP RỒI LÉN LÚT LÀM TỪ THIỆN TRONG NƯỚC, BỌN MA CÔ ĐẦU GẤU VIỆT GIAN CỘNG SẢN PHÔ TRƯƠNG LÀM TỪ THIỆN NGOÀI NƯỚC ???


Kính anh chị:

Trong một cuộc thảo luận của những bậc trưởng thượng quan tâm đến tình hình trong nước, em được nghe và xin ghi lại những băn khoăn, những ý kiến đáng suy gẫm của các cụ, toàn là những uất hận tuôn trào vì nỗi bất lực của mình:

Mỗi lần có thiên tai bão lụt xảy ra cho đồng bào quốc nội là một lần cộng đồng người Việt hải ngoại trên khắp thế giới hăng hái rủ nhau cứu trợ, hăng hái đóng góp cho đồng bào nạn nhân. Điều nầy nói lên tấm lòng nhân ái, tình nghĩa đồng bào, máu chảy ruột mềm, thật đáng qúy, đáng ca tụng biết bao.

Nhưng hởi ơi, đây cũng lại là những dịp vô cùng béo bỡ cho bè lũ “quan chức ma cô Việt gian cộng sản” xà xẻo, bớt xớ, ăn bớt, ăn chận của bá tánh, nhất là tầng lớp “quan chức quận huyện, xã ấp” vì bọn nầy không có cơ hội ăn cắp, ăn bớt những số tiền khổng lồ từ ngoại viện, tiền cho vay từ các nước tư bản ngoại quốc. Những số tiền khổng lồ nầy đã bị bọn đầu đảng, đầu nậu của bè lũ ăn cắp, ăn cướp Việt gian cộng sản chận ngay từ đầu vào.

Nói “xà xẻo, ăn bớt, ăn chận” là cách nói quá nhẹ nhàng đối với lũ thổ phỉ nắm bạo quyền. Thật ra thì chúng ăn gần hết, nhiều phần không đến nay người dân nghèo nạn nhân, có đến chăng là đến một phần trăm, một phần ngàn, mà cũng chỉ đến tay những người “thuộc diện chính sách” như gia đình liệt sĩ, nghỉ hưu, v.v… Dân chúng những vùng xa xôi (mà Việt cộng gọi là vùng sâu vùng xa,) hầu như chẳng bao giờ có cái gì cả. Những tin tức dưới đây chúng minh điều đó. Dân chúng trong lúc nước đang lụt nhận được cứu trợ … 5 gói mì quá hạn, nhưng khi báo cáo lên trên thì biến thành mỗi phần cứu trợ là 500 ngàn hay một triệu đồng VN, 5, 10, hay 15 ký gạo thì biến thành 30, 45 hay 50 ký.

Những người hay tổ chức nào muốn đi cứu trợ trực tiếp, không qua tay chúng phân phát thì gặp nhiều khó khăn nan giải, coi chừng tù ngục có ngày, như Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ và phái đoàn GHPGVNTN bị tống vào nhà tù 4, 5 năm vì tự ý cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Tây dạo nào.

Một điều vô cùng “tréo cẳng ngỗng” là trong lúc cộng đồng người Việt hải ngoại trên khắp thế giới hăng hái quyên góp tiền bạc phẩm vật cứu trợ cho đồng bào nạn nhân nghèo tại quê nhà trong mọi dịp tai ương, thì bọn đầu gấu cộng sản ung dung tự tại đi làm từ thiện ờ ngoại quốc. Dân đói khổ không có ăn, phải đào cũ chuối, bắt cả nòng nọc để ăn thì hai tên đầu nậu VGCS Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết qua CuBa, mỗi tên tặng 3 ngàn tấn cho chế độ cộng sản Cu Ba. Nói tặng cho chế độ vì chưa hẳn gạo đã đến tay dân chúng nghèo Cu Ba (mọi chế độ cộng sản trên thế giới đều tàn ác ghê tởm giống nhau, cũng từ một lò … Kremlin mà ra.)

Vì sao lại có chuyện tréo nghoe như vậy ? Truớc hết, đối với cộng sản, dân chúng bị trị chỉ là những cọng rác không đáng giá (nếu cần chúng có thể giết hàng triệu người, lịch sử cộng sản thế giới đã cho thấy như vậy.) Mặt khác, chúng ỷ y rằng đã có cộng đồng người Việt lo làm từ thiện đối với đồng bào, thì chúng nó, những “thằng” to đầu nhất nước, không phải quan tâm, (thật ra, chẳng bao giờ chúng quan tâm đến người dân trừ phi bắt bớ hãm hại,) đây lại là những dịp tốt cho đàn em bên dưới kiếm ăn và được “trên” bao che hầu bè lũ lâu la nầy tích cực bảo vệ chế độ.

Mặc dù bất kỳ “thằng quan chức” nào cũng nhà cao cửa rộng, tài sản bề bề, bọn đầu gấu lại là các tay tỉ phú, triệu phú đỏ, có hàng tỉ, hàng trăm triệu đô la trong tay, trương mục ngân hàng của chúng ở ngoại quốc (Thụy sĩ chẳng hạn,) phải tính bằng nhiều con số zero ở đằng sau. Chúng chưa bao giờ bỏ ra một đồng xu cắc bạc cứu trợ, gọi là từ thiện. Chúng chỉ “nuốt vào” không bao giờ “nhả ra”. Nuốt, nuốt và nuốt cho bằng sạch, nuốt cho bằng hết, thế thôi.


Ý kiến của các cụ dù có nặng nề gay gắt vì bực tức, nhưng lại quá xác đáng với thực tế phủ phàng. Các cụ tức tối vì cảm thấy mình không làm gì hay chưa làm gì được để “trừng trị bọn Việt gian cộng sản từ “thằng Chủ tịch hề” lưu manh Nguyễn Minh Triết, “thằng Tổng bí thư người Nùng” đần độn Nông Đức Mạnh, con rơi của lão cáo Hồ, “thằng thủ tướng VGCS” Nguyễn Tấn Dũng, một tên sát thủ công an điếm đàng ba xạo, cho đến bộ sậu của chúng, là những “thằng”, những “con” bộ trưởng nọ, giám đốc kia, mà thực chất xuất thân từ những tên du kích giết người không gớm tay, những con giao liên kiêm hộ lý (phục vụ sinh lý hay nô lệ tình dục cho những thằng cán bộ đực khi chúng còn là những tên tội phạm giết người, phá hoại đang sống chui rúc trong rừng,) kiến thức và văn hóa của toàn thể bọn chúng không qua nỗi ngưỡng cửa bậc tiểu học.” Càng thương cảm cho đất nước và dân tộc bao nhiêu thì các cụ lại uất hận với “lũ qủy đội lốt người” bấy nhiêu. Càng nghe các cụ nói, đối chiếu với thực tế hiện thời, em càng thấy thấm thía và cảm thông cho tâm trạng của các cụ.

Chúng ta đang thấy một sự kiện “tréo cẳng ngỗng”CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI HĂNG HÁI QUYÊN GÓP RỒI LÉN LÚT LÀM TỪ THIỆN TRONG NƯỚC, trong khi đó BỌN MA CÔ ĐẦU GẤU VIỆT GIAN CỘNG SẢN HUYÊNH HOANG PHÔ TRƯƠNG LÀM TỪ THIỆN NGOÀI NƯỚC (Hai tên Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết là một trong những thí dụ điển hình.) Chúng ta có thấy đó là việc “cực kỳ phi lý” như được trình bày trong bài viết “Mùa Từ Thiện” của tác giả Nguyễn Mỹ Linh (trong BTCN hôm nay) ?

Chúng ta có vô tình giúp cho “giặc cộng” kéo dài thời gian “đè đầu cởi cổ” nhân dân và làm “tên nô lệ hèn nhát của kẻ thù truyền kiếp Bắc phương Rợ Hán đỏ” ? Chúng ta có phương cách nào hữu hiệu vừa thể hiện lòng nhân ái cùng đồng bào trong nước gặp hoạn nạn vừa không phải vô tình tiếp trợ chế độ phi nhân kéo dài nỗi đau dân tộc ?

Khi nào thì “ác mộng sộng sản” sẽ trở thành “trang lịch sử đau thương của dân tộc lùi vào QUÁ KHỨ” như Nga, Đông Âu, một số quốc gia Á Phi khác ? Xin anh chị góp ý trả lời giúp em.

Thân mến chào anh chị.

NGUYỄN THÙY DUNG
http://www.vietnamngaymai.blogspot.com



*****************


PHẨN THÔNG TIN

**************

Chủ đề Bản Tin Cập Nhật 1 (11/09) hôm nay:

Chúng ta nghĩ sao về sự kiện tréo cẳng ngỗng: CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI HĂNG HÁI QUYÊN GÓP RỒI LÉN LÚT LÀM TỪ THIỆN TRONG NƯỚC, BỌN MA CÔ ĐẦU GẤU VIỆT GIAN CỘNG SẢN PHÔ TRƯƠNG LÀM TỪ THIỆN NGOÀI NƯỚC ???


1- Phận thằng dân trong chế độ !
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 86 (01-11-2009)


2- QUỐC HỘI HOA KỲ THÔNG QUA QUYẾT NGHỊ 672 về QUYỀN XỬ DỤNG INTERNET TẠI VIỆT NAM
Thông cáo báo chí



3- Sân gôn tại Việt Nam phục vụ quí tộc đỏ càng nhiều, người dân nghèo càng điêu đứng
Người Việt


4- MÙA TỪ THIỆN
Nguyễn Mỹ Linh



5- Trung Quốc có đáng sợ không?
Trần Nhu


6- “Giãi Thây Trăm Họ Làm Công Một Người!”
Nguyễn Phúc Bảo Ân


Dân đói mặc dân, dân chết mặc dân, dân bị lũ lụt mặc dân, ngư dân bị thổ phỉ, hải tặc Tàu cộng cướp đoạt đánh dập khi tránh bão mặc kệ mẹ ngư dân, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết đi “làm từ thiện” tại Cu Ba: 6000 tấn gạo !


7- Những Mãnh Đời Vô Cùng Bất Hạnh Và Thương Tâm Ở Thiên Đường XHCN Việt Nam: Chị 9 tuổi “làm mẹ” đứa em lên 2
Tin Việt Nam

8- Gần 3 triệu trẻ em VN bị bóc lột sức lao động
NGƯỜI VIỆT ONLINE


9- NGƯỜI VIỆT TẠI BALAN: những truyện động trời xẩy ra tại khu dân cư người Việt Nam ở phố nghèo Warsaw Ba Lan
VietCatholic News


10- VN chi gần 50 triệu đô la trang bị bệnh viện 108 để săn sóc sức khỏe lãnh đạo cấp cao
NGƯỜI VIỆT


11- Vụ hối lộ 10 triệu đô la Úc in tiền polymer “dính” cả chính quyền và công an cộng sản VN
NGƯỜI VIỆT


12- Ðồ cứu trợ nạn nhân bão số 9 gồm dép dứt quai, quần áo rách...
NGƯỜI VIỆT



13- Bão số 9 giúp làm lộ ra nhiều gian dối
Phan Như Thị/Người Việt


*************************

1- Phận thằng dân trong chế độ !
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 86 (01-11-2009)


Thi hào Nguyễn Chí Thiện từng có bài thơ «Lý tưởng» như sau:

LÝ TƯỞNG

«Lý tưởng, quang vinh, mộng tình, lẽ sống.
Chuyện trên trời dưới biển xa xôi !
Thú thực là dân đói chúng tôi.
Chỉ mơ ước được no bằng con vật.
Vì giấc mơ được làm con người
Đã mênh mông, không thành sự thật.
Lại rũ tù cả lũ như chơi !
Gạo, sắn, ngô, khoai, tứ chướng trên đời.
Quấn chặt, rối bời, điêu đứng!»

Được sáng tác năm 1971, bài thơ nay vẫn còn đậm tính thời sự. Vì còn hàng triệu nông dân Việt Nam trồng ra lúa gạo nhưng vẫn bần cùng ; hàng triệu công nhân làm ra sản phẩm nhưng vẫn thường xuyên ăn đói, chỉ mơ ước no bằng con vật nuôi trong nhà cán bộ. Nhưng nhất là giấc mơ được làm con người đối với tuyệt đại đa số dân Việt vẫn cứ mênh mông, không thành sự thật nổi. Bởi lẽ cho đến giờ phút này, thằng dân trong chế độ ưu việt này vẫn cứ phải mang thân phận con cái, con ở, con nợ, và con bài.
Xin nêu những thí dụ gần đây:

1- Con cái: Khi tự mình viết cuốn «Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch» năm 1948, Hồ Chí Minh (dưới bút hiệu Trần Dân Tiên) đã tự xưng là Bác và là Cha già Dân tộc. Theo tinh thần này, đảng của ông ta luôn tự đặt mình làm «phụ mẫu chi dân» và coi nhân dân như con cái : cha mẹ cho gì thì nhờ nấy, không được đòi hỏi (cơ chế «Xin-Cho»); phán bảo sao thì nghe nấy, không được phê bình ; sửa trị sao thì chịu nấy, không được cãi lại. «Đảng là chân lý, là đạo đức, văn minh», «Nghe theo đảng, nói theo đài» là thứ «Gia huấn ca» mới mà CS buộc nhân dân phải học thuộc. Chính hai đại diện cỡ bự của đảng đã từng khẳng định điều ấy. Đó là Nguyễn Thị Hồng Ngát, cục trưởng cục điện ảnh : «Con cái không chê cha mẹ khó…» (trả lời phóng viên đài truyền hình ABC năm 2003), và Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của VN tại Châu Âu : “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi” (tuyên bố tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ tháng 10-2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN).

Chính vì não trạng «đảng cha mẹ-dân con cái» như thế mà trong thời gian gần đây, cộng đồng hay chức sắc tôn giáo nào xin đất thì được cho, đòi đất thì bị đánh ; tập thể công dân nào âm thầm góp ý cho đảng thì ổn, nhưng muốn công khai phản biện thì bị bịt mồm (Quyết định 97-CP) ; tự giải thể để phản đối quyết định cha chú đó như Viện Nghiên cứu Phát triển thì sẽ bị xử lý không nương tay (Thông báo số 309/TB-VPCP) ; dám cãi lời «cha mẹ» mà động đến gia đình «bác Mao» thì lãnh những án tù dài ; đâm đơn kiện «bố» Thủ tướng thì bị trả đơn lui, còn được bảo là «gia pháp» không có quy định !

2- Con ở: Được coi là con cái khi đảng có việc cần sửa dạy, toàn dân lại bị xem là con ở khi đảng có việc cần đối xử, đối xử một cách vô nghĩa vô tình. Điển hình là thái độ im lặng của Hà Nội từ năm 2005 đến nay trước việc ngư dân bị Trung Cộng sách nhiễu, chặn đường, cướp bóc, bắn chết trên Nam Hải (việc lên tiếng gần đây của bộ ngoại giao CSVN, một tháng sau vụ đồng bào Quảng Ngãi bị cướp tài sản khi trú bão hôm 30-09, chỉ là hãn hữu, do sức ép của dư luận và chỉ đòi bồi thường thiệt hại chứ không dám nhân cơ hội khẳng định chủ quyền Hoàng Sa). Đang khi đó, theo tờ Quân đội Nhân dân, hôm 14-10, lúc nghe hai tàu đánh cá Trung Cộng bị bão đánh chìm ở khu vực gần đảo Bạch Long Vĩ, bộ tư lệnh Hải quân VN đã lập tức điều động 4 tàu tích cực tham gia tìm kiếm.

Các công nhân đi lao động nước ngoài tại Đài Loan, Malaysia, Jordan…, khi bị giới chủ nhân bản địa bóc lột, lừa gạt, chạy đến đại sứ quán hay lãnh sự quán VN kêu cứu thì bị làm ngơ, thậm chí bị hăm dọa, khiến cả viên chức chính quyền sở tại cũng ngạc nhiên và cuối cùng chỉ có đồng bào hải ngoại là ra tay bênh đỡ, cứu giúp họ.

Những phiên xử thường dân mấy năm gần đây cũng chứng tỏ điều đó. Như tại Long An, ba thanh niên đã bị tòa kêu án 21 năm tù giam vì trộm 22 con vịt (Tiền Phong online 26-10-2007) ; tại Lâm Đồng, 3 nông dân «ăn cướp» 2 con vịt đã bị tòa án tuyên phạt 13 năm (Pháp Luật online 10-08-2009) ; còn tại huyện Đông Anh của Hà Nội, hai thanh niên đi dự sinh nhật về đã bị công an và phó thôn cùng dân quân du kích đánh chết tại chỗ vì nghi trộm chó (VNExpress 30-05-2009)…

Đang khi đó những «con yêu» của đảng - vì đảng vẫn có một thứ con yêu - thì luôn được nhẹ tay khi phải đối diện với pháp luật.

Một Vũ Huy Hoàng, bộ trưởng Công thương, chủ quản trang mạng Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt-Trung, chuyên để mặc Trung Cộng trình bày quan điểm chính trị bất lợi cho đất nước suốt nhiều năm trời, vẫn cứ bình chân như vại sau khi báo chí phanh phui vụ việc tháng 5-2009.

Một Đào Duy Quát, phụ trách trang mạng của Đảng, thì chỉ phải nộp 30 triệu sau khi bị phát giác đăng bài của Trung Cộng mô tả cuộc tập trận «bảo vệ biên cương trên biển phía nam Tổ quốc” của họ là Hoàng Trường Sa.

Một Huỳnh Ngọc Sĩ, quản lý dự án đại lộ Đông Tây tại Sài Gòn, dù đòi Nhật bản hối lộ gần cả triệu đô la, khi ra tòa cũng được cải tội danh «lợi dụng chức quyền» với bản án 3 năm tù nhẹ bổng.

Một Đoàn Văn Kiển, Tổng giám đốc Tập đoàn Than-Khoáng sản VN, dù đã để cho gần 10 triệu tấn than Quảng Ninh bị xuất lậu, gây thất thu cho Nhà nước khoảng 4.500 tỷ đồng, rồi sai phạm về quản lý tiền bạc lên tới hơn 270 tỷ và gần 600.000 đôla (Tiền Phong online 03-09-2009), thế mà vẫn chỉ bị kỷ luật đảng và buộc thôi việc.

Một Chu Văn Thưởng, nguyên giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Tây, dù không có bằng lái nhưng lại điều khiển xe hơi sau khi nhậu, gây tai nạn làm chết 2 hai người, vẫn chỉ bị phạt 36 tháng tù treo (Người Lao động online 22-10-2009).

3- Con nợ: Trong khoảng hơn thập niên sau biến cố 1975, để trả nợ chiến phí cho các quốc gia cộng sản Đông Âu, hàng trăm ngàn công nhân đã được đưa sang đó làm việc với đồng lương rẻ mạt, không đủ gởi về nuôi gia đình ; trong nước cũng có chính sách lùa cả triệu thanh thiếu nữ (chủ yếu miền Nam) vào các hợp tác xã thêu ren, ngày đêm cặm cụi thêu những tấm ra, mặt gối xuất cảng qua các nước ấy, với số tiền còm chỉ đủ ăn hai bữa.

Còn hiện nay, hàng triệu nông dân trong nước đang sống trên nợ, nợ hợp tác xã nông nghiệp, vì lúa gạo họ làm ra không đủ để mua lại phân bón, lúa giống, nộp hàng chục thứ thuế khác và trả tiền dẫn nước vào ruộng…

Học sinh cấp ba và sinh viên thì phải đóng học phí quá khả năng của gia đình nên đành phải vay mượn chính phủ, sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc trả lại. Cả hai hạng này, một hạng đông đảo về lực lượng và một hạng có tiềm lực về tri thức, đương nhiên trở thành con nợ triền miên của nhà cầm quyền và đảng dùng chính dây thòng lọng này để khống chế họ về mặt quan điểm chính trị.

Cơ chế «Xin-cho» áp dụng vào việc cấp đất đai, cấp giấy phép xây dựng, tổ chức, xuất ngoại cũng biến người dân, đặc biệt là các tập thể tôn giáo, các lãnh đạo tinh thần thành kẻ mắc nợ ân nghĩa với nhà nước. Rốt cuộc là họ phải im lặng, để mặc cho đảng tung hoành, tiếp tục phạm sai lầm và tội ác.

Hiện nay, theo ước tính của các chuyên gia, nợ nước ngoài của VN là từ 20 đến 30 tỷ đô-la. Nhà cầm quyền lúc nào cũng thấy bận rộn đi mượn tiền của các cơ quan tài chính quốc tế đem về thực hiện các dự án quốc nội mà ai cũng biết một phần không nhỏ chi phí cho các dự án này chạy vào túi cán bộ đảng viên. Và người nai lưng ra trả các món nợ khổng lồ này chính là nhân dân, thế hệ hôm nay hoặc mai ngày. Đó là chưa kể món nợ giang sơn (đất, biển, đảo) đã và đang phải trả cho Trung Quốc vì đã giúp xâm lược miền Nam, gây tai hại cho vận mệnh Tổ quốc, tiền đồ Dân tộc.

4- Con bài: Đầu năm 2005, Thiền sư Thích Nhất Hạnh ung dung dẫn hơn 100 đệ tử pháp môn Làng Mai từ Pháp trở về VN, rảo khắp cả nước để hoằng pháp. Ông đâu có hay rằng mình đã trở thành một con bài giúp giải cứu đảng và nhà cầm quyền CS khỏi danh sách CPC (năm 2006).

Mới đây, nghe biết bộ ngoại giao Hoa Kỳ chuẩn bị danh sách CPC mới, trong đó VN phần chắc sẽ dính vào vì bao cuộc đàn áp tôn giáo khốc liệt từ sau hội nghị APEC 2006 tới nay, nhà cầm quyền CS lập tức cấp giấy phép hoạt động hôm 19-10-2009 cho Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần, một hệ phái Tin lành hạng lớn tại Mỹ từ lâu bị xem là bất hợp pháp và thường xuyên bị đe dọa, tiếp đó là cho phép Liên Hội đồng Giám mục Á Châu được tổ chức hội thảo tại Việt Nam từ 22 đến 26-10 tại Sài Gòn, cuối cùng là để cho một linh mục, hôm 24-10, lên thành phố Sơn La cử hành mục vụ cho một cộng đoàn giáo dân mà từ bao năm nay vẫn bị đàn áp cách khốc liệt. Tất cả đã trở thành những con bài giúp cho VN lại thoát khỏi danh sách CPC do bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra hôm 26-10 mới rồi.

Với một nền pháp luật vô nguyên tắc của một chế độ vô nhân đạo, Cộng sản thường xuyên có trong tay những con bài để mặc cả với thế giới dân chủ đầy tiềm lực kinh tế, đó là các nhà đối kháng đang bị tống giam trong ngục. Họ bị bắt, bị kết án rồi được tha tù không bao giờ theo tiêu chuẩn công lý, nhưng theo những tính toán chính trị, nhằm giúp đảng CS thoát khỏi sự trừng phạt của thế giới, đạt được những hợp đồng béo bở hay thiết lập những mối bang giao có lợi.

Cư xử với nhân dân, đồng bào như con cái, con ở, con nợ và con bài từ mấy chục thập niên qua như thế, chính là vì Việt Cộng - cụ thể là Hồ Chí Minh và đảng Lao động - từng là con cờ của Quốc tế Cộng sản, bị Liên xô dùng để bành trướng chủ nghĩa độc hại và chế độ bạo tàn xuống Đông Nam Á. Nay thì lại vì Việt cộng đang là con ở của Trung Cộng, nhắm mắt làm theo lệnh ông chủ Bắc triều, bất chấp nỗi nhục của dân tộc, nỗi khổ của đồng bào, nỗi nguy của Tổ quốc, tất cả chỉ để mong ông chủ bảo vệ ghế ngồi của một tên nô lệ !

BAN BIÊN TẬP TDNL



****************************************


2- QUỐC HỘI HOA KỲ THÔNG QUA QUYẾT NGHỊ 672 về QUYỀN XỬ DỤNG INTERNET TẠI VIỆT NAM

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Blog: http://vnctcmd.wordpress.com
****
Ngày 21 tháng 10 năm 2009

Thông Cáo Báo Chí

Quốc Hội Hoa Kỳ Thông Qua Nghị Quyết 672 về Quyền Sử Dụng Internet tại Việt Nam


Hôm nay, ngày 21/10/2009, Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ đã thông qua Nghị Quyết 672 kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải thả các nhà dân báo (bloggers) và hủy bỏ các luật lệ bóp nghẹt quyền sử dụng mạng Internet tại Việt Nam.

Đây là một nghị quyết được sự ủng hộ rộng rãi từ cả 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Với công sức vận động của cộng đồng người Việt trên toàn nước Mỹ, 22 dân biểu đã cùng đứng tên bảo trợ cho nghị quyết này trước khi đệ trình lên toàn Hạ Viện.

Trong phần giới thiệu trước các đồng viện, Dân Biểu Loretta Sanchez, tác giả và cũng là người khởi động Nghị Quyết 672, tuyên bố: "Rất tiếc, thay vì được cải thiện, thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam lại ngày càng tệ hại hơn. Tôi quan ngại là Hoa Kỳ chưa có thái độ đủ cứng rắn đối với sự xem thường nhân quyền quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam".

Bà Sanchez cũng nhận định: "Việc cứu xét để thông qua nghị quyết này rất đúng lúc bởi vì nhà nước Việt Nam vừa mở chiến dịch đàn áp một số nhà dân báo cũng như các nhà hoạt động đã dùng Internet làm phương tiện quảng bá ý niệm dân chủ". Bà liệt kê tên tuổi 18 nhà hoạt động đang bị cầm tù hoặc bị trù dập tại Việt Nam.

Bà khẳng định: "Một nhà nước dùng bạo lực đối với công dân của mình, chỉ vì họ thực thi các quyền tự do căn bản, thì nhà nước đó không xứng đáng là một thành viên của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO); và cũng không có quyền đóng vai Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc như đang diễn ra".

Dân Biểu Hoa Kỳ gốc Việt, ông Joseph Cao cũng nhận định: "Việc Hoa Kỳ chọn thái độ cứng rắn đối với cách hành sử hung bạo của nhà nước Việt Nam là điều vô cùng hệ trọng và sẽ giúp thúc đẩy tiến trình dân chủ tại đây cũng như trên khắp thế giới một cách hiệu quả hơn". Ông cũng kêu gọi hành pháp Hoa Kỳ hãy đưa nhà nước Việt Nam trở lại danh sách "các nước cần đặc biệt quan ngại (CPC)".

Nghị Quyết 672, tiếp theo sau bản lên tiếng của Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, là một phần phản ứng của chính giới ngoại quốc từ nhiều nơi trên thế giới sau các phiên tòa bất công và vô lý vào đầu tháng 10 vừa qua ở Hà Nội và Hải Phòng. Tại các phiên tòa này, 9 nhà yêu nước đã bị kết án tổng cộng 59 năm tù và quản chế chỉ vì các vị này kêu gọi hãy bảo vệ lãnh thổ và cải thiện xã hội. Công luận quốc tế cũng mạnh mẽ phản đối các thủ thuật dàn dựng của công an CSVN để hành hung và giam giữ nhà dân chủ Trần Khải Thanh Thủy khi bà đang vận động cho 9 nhà yêu nước nêu trên.

Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục cùng đồng bào khắp nơi mở rộng chiến dịch đưa ra trước công luận thế giới bàn tay bạo hành của chế độ CSVN đối với những người Việt yêu nước đang đấu tranh cho sự vẹn toàn lãnh thổ và các quyền con người

***
Ngày 21 tháng 10 năm 2009
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 ; +1 (202) 470-0845 - www.viettan.org

- Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài
- Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ
- Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

*************************************

3- Sân gôn phục vụ quí tộc càng nhiều, người nghèo càng điêu đứng

NGƯỜI VIỆT

Hình trên: Nông dân làm chủ thửa ruộng, làm chủ đời mình bây giờ trở thành kẻ làm công quét dọn cho kẻ giầu có và quí tộc đỏ giải trí có thể ngay trên thửa ruộng hay nền nhà của họ. (Hình: NYT)

Hình dưới: Cho đến năm ngoái, theo một số chuyên viên ước lượng, cứ trung bình một tuần lễ lại có một sân gôn được cấp giấy phép ở Việt Nam. Trong hình này là sân gôn Ocean Dunes Golf Club ở Phan Thiết. (Hình: NYT)

PHAN THIẾT (NV) - Phan Thiết thành phố của tỉnh Bình Thuận, một tỉnh nghèo, hiểu theo nghĩa đa số người dân đều cùng khổ, nhưng lại có số sân gôn (golf course) nhiều thứ nhì tại Việt Nam, chỉ sau Hà Nội.

Hiện nay, trên cả nước có khoảng 150 dự án sân gôn, phục vụ giải trí cho giới tư bản đỏ ở trong nước và du khách ngoại quốc. Dự án sân gôn thành hình đến đâu, dân nghèo bị mất cơ hội sống đến đó. Rất nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra chống lại các vụ giải tỏa đền bù tượng trưng để làm sân gôn nhưng rồi chẳng đi tới đâu.

Lập sân gôn ở một xứ sở cộng sản như ở Việt Nam, mà hầu hết người dân đều kiếm ăn rất chật vật, chúng chỉ để phục vụ kẻ giầu có và quyền thế, nếu không phải du khách ở ngoại quốc thỉnh thoảng đến giải khuây.

Ngay trên con đường Bắc Nam dọc Trường Sơn gọi là đường Hồ Chí Minh, cũng có 8 sân gôn được thiết lập.

Nói chung, nếu tất cả các dự án được thực hiện, số lượng sẽ có ngày gần tương ứng với số sân gôn gần 200 ở Hàn Quốc, một dân tộc rất mê chơi gôn. Dù vậy, vẫn ít hơn Trung Quốc với hơn 300 sân (nhưng phải hiểu dân số nước này 1.3 tỉ người và đầy ngập du khách quanh năm). Còn so với Hoa Kỳ lại càng xa lắc. Cả Hoa Kỳ có tới 16,000 mà riêng Florida đã có 1,260 sân gôn.

Ðối với một nước chỉ có 2 sân gôn khi chiến tranh chấm dứt năm 1975 và chẳng mấy người Việt Nam nào đánh gôn, nay có hơn 5,000 người chơi (có những ước lượng khác cho con số gấp đôi là ít) với số lượng sân gôn như vậy là một sự bùng phát.

Theo một bài viết của ký giả Seth Mydans trên báo New York Times, nhiều bài viết trên hệ thống báo của nhà nước kiểm soát và ý kiến của nhiều chuyên viên trong nước, ngay cả một số viên chức chính quyền trung ương, nói đến những tác hại của các dự án sân gôn ở Việt Nam (mất đất đai sản xuất lương thực, tổn hại môi trường) hơn là lợi ích cho quảng đại quần chúng.

Cái đáng để ý là nhiều dự án sân gôn lại do nhà cầm quyền các tỉnh cướp đất của nông dân, đền bù tượng trưng rồi ký hợp đồng cho một công ty ngoại quốc khai thác. Không ít những dự án này bề ngoài là làm sân gôn, nhưng thực sự lại dùng cho những mục tiêu khác.

Trước rất nhiều loạt bài viết trên hệ thống báo chí dẫn lời kêu khóc của nông dân mất đất, mùa Hè năm ngoái, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, đã ra chỉ thị tạm ngưng cấp thêm giấy phép xây dựng sân gôn. Rồi Tháng Sáu vừa qua, nhà cầm quyền trung ương ra lệnh bãi bỏ 50 dự án. Nhưng, hầu hết đã và đang được xây dựng nên đều không ngừng lại, ngoài 13 sân gôn đã có trước đây.

“Nhiều nhà đầu tư ngoại quốc và nhà phát triển sân gôn nói họ muốn làm Việt Nam thành một điểm đến du lịch. Muốn được vậy, phải có nhiều sân gôn.” Kurt Greve, quản lý viên người Mỹ của các sân gôn Ocean Dunes Golf Club và Dalat Palace Golf Club, phát biểu. Hầu hết du khách đều đến từ các nơi khác ở Á Châu, đặc biệt Nam Hàn và Nhật Bản, những nơi có sân gôn quá đông đúc.

Trong chiều hướng kỹ nghệ hóa, Việt Nam đã mất một lượng khá lớn đất nông nghiệp cho các xưởng sản xuất và các dự án khác. Theo Bộ Nông Nghiệp Việt Nam, đất trồng lúa chỉ còn 10.1 triệu mẫu, giảm xuống từ 11.1 triệu mẫu kể từ năm 2000 tới 2006.

Nhiều dự án sân gôn mới dường như dính tới tư bản nhiều hơn là với thể thao. Thuế đánh vào sân gôn lại thấp hơn những loại hình phát triển khác. Nhiều dự án sân gôn lại còn làm bình phong để phát triển địa ốc.

Chỉ có 65% đất dùng cho dự án sân gôn là cho sân gôn, theo ông Tôn Gia Huyên, một viên chức ở Hội Khoa Học Ðất Ðai Việt Nam, nói trong một cuộc hội thảo hồi Tháng Năm. Phần còn lại dành để xây khách sạn, nhà nghỉ dưỡng, biệt thự, du lịch sinh thái, hoa viên, nơi giải trí.

Nguyễn Ðăng Vang, phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật và Môi Trường ở Quốc hội đề nghị đánh thuế sân gôn cao hơn.

“Sân gôn dành cho người giàu, chiếm một diện tích đất mênh mông, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an ninh lương thực, vậy phải đánh thuế cao hơn mới đúng.” Ông nói với báo Tuổi Trẻ hồi Tháng Bảy. Và khi người giàu giải trí, nông dân và nói chung dân làng phải trả giá.

Phát triển một sân gôn có thể chiếm dụng đất của cả trăm thửa ruộng, đẩy đến 3,000 người ra khỏi khu vực, đôi khi là làm biến mất nguyên một xã, theo lời Nguyễn Ðức Truyền, một viên chức tại Viện Khoa Học Xã Hội. Ông nói trong một cuộc hội thảo gần đây. Một số rất ít những người này kiếm được việc làm ở sân gôn thì cũng chỉ là kẻ hầu hạ phục dịch cho kẻ giầu có, tư bản đỏ giải trí, thay vì làm chủ cánh đồng của mình, mảnh vườn gia đình mình, sinh sống thoải mái, biệt lập.

Một thí dụ. Sân gôn Ðại Lãi ở tỉnh Vĩnh Phúc đã làm cho hàng ngàn người địa phương mất nhà cửa và đất đai nhưng chỉ có 30 người trong số đó là kiếm được việc làm ở sân gôn, theo bài viết của VietnamNet hồi Tháng Bảy. Nông dân chỉ được đền bù từ $2 đến $3 đô la cho mỗi mét vuông đất bị thu hồi, bằng giá mua một bịch gạo.

Sân gôn cũng có nhu cầu sử dụng một lượng lớn nước để giữ gìn thảm cỏ hàng ngày tạo áp lực lớn cho khả năng cấp nước, theo lời Lê Anh Tuấn của Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường Ðại Học Cần Thơ. Theo một vài con số ước lượng, một sân gôn 18 lỗ có thể tiêu thụ 5,000m3 nước một ngày, đủ cho nhu cầu 20,000 gia đình.

“Mùa khô rất cần nước.” Lê Tuấn Kiệt, người cầm đầu toán nhân viên giữ gìn thảm cỏ cho sân gôn Ocean Dunes, nói. Sân gôn này cách Sài Gòn 125 dặm về hướng bắc. “Tôi phải thường xuyên nói chuyện với sở nước, nhiều khi phải đấu tranh với họ vì không đủ nước cho người dân thành phố xài.”

Ông Greve nói các khu nghỉ dưỡng cố giới hạn các tác động tới môi trường nên một loại cỏ mới được trồng có khả năng chịu đựng muối mặn cao hơn và đòi hỏi ít nước ngọt hơn.

Sân gôn Sea Links Golf and Country Club xây dựng gần đó trên một số đụn cát, phải dẫn nước tưới xa từ hơn 3 cây số, theo lời Trần Quang Trung, một trong những giám đốc điều hành khu nghỉ dưỡng. Vòi tưới nước phun tự động cách nhau 15 phút và các ống nước dẫn nước nhỏ giọt xuống từng gốc cây.

Cái sân gôn 18 lỗ chỉ là một phần của dự án phát triển 420 mẫu đất đầy tham vọng. Từng dẫy biệt thự, có 315 tất cả, nằm đằng sau sân gôn như những hàng lính đi diễn hành. Nhiều căn đã bán xong trước khi được xây cất. Một khách sạn 5 sao nhìn ra sân gôn gần hoàn tất.

Sát ngay khu vực phát triển sân gôn, đất đỏ đã được cầy xới để xây khu chung cư 550 đơn vị nhìn ra biển. Trong tương lai, ông Trung nói cả khu được gọi là “Thành Phố Nối Biển“

Theo một phản hồi gửi trên Internet về bài viết của Seth Mydans, từ 15 đến 20% khách hàng đến chơi gôn ở Ocean Dunes Golf Club ở Phan Thiết là viên chức nhà nước giải trí hai ngày cuối tuần.

Tại Việt Nam, giới quí tộc đỏ muốn khoe sang cả khác người, họ tập chơi gôn. Nhiều năm trước, sở hữu một chiếc xe hơi, đeo tay một chiếc đồng hồ vàng Longines, đánh quần vợt là biểu hiện của sang giàu. Bây giờ phải đánh gôn, nói chuyện kỹ thuật cầm gậy đánh gôn.

Theo một bài viết trên VietnamNet ngày 9 Tháng Mười, 2008, có đến 39% nông dân ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long không có ruộng để trồng cấy. Ngày 16 Tháng Chín, 2007, báo Tiền Phong nói ngay tại Hà Nội, hơn 70% nông dân sử dụng không hiệu quả tiền đền bù thu hồi đất. Xưa nay họ chỉ biết làm ruộng. Ðất bị tước đoạt, họ trở thành vô gia cư vô nghề nghiệp, cư trú tạm bợ đâu đó, ăn hết tiền đền bù là rơi vào đói nghèo, làm thuê làm mướn lang thang. (T.N)



***********************


4- Mùa Từ Thiện

Nguyễn mỹ Linh
Vietvungvinh.com, Thứ Hai, ngày 26 tháng 10 năm 2009

Trong những ngày qua tôi đã chuyển tiếp đến Quý vị, hình ảnh và những lời kêu gọi giúp đỡ đồng bào nạn nhân bão lụt tại miền Trung và Cao Nguyên.. Những cuộc lạc quyên, cứu trợ mà tôi biết là do trực tiếp các Thầy, các Linh Mục và các thiện nguyện viên đảm trách… Tôi không tiếp tay kêu gọi gởi về địa phương cho bọn vẹm… cứu trợ...

Nhưng Thưa Quý Vị, đây là mùa gặt hái phụ trội của đảng cộng sản Việt Nam. Ngoài những món tiền béo bở từ đường xá, cầu cống, y tế, boxit, và hệ thống tham nhũng lớn nhất thế giới. Bọn cầm quyền cộng sản nhất là bọn cầm quyền địa phương vui mừng, tha hồ chấm mút, ăn chận, ăn bớt, tiền bạc, phẩm vật cứu trợ, chủ trương sống chết mặc bây, tiền cứu trợ bỏ đầy túi, khi đến tay đồng bào cơ hàn khổ sở chỉ còn ... hai gói mì khô…

Biết là biết thế, nhưng vì thương đồng bào nên chúng ta không thể làm ngơ...

Và do đó để thấy rõ hai mặt của một vấn đề, tôi xin chuyển đến Quý vị bài viết sau đây, nói về những công tác từ thiện, như hiện nay đang được diễn ra ở nhiều nơi ở hải ngoại.
Xin mời Quý vị theo dỏi.

BMH
Washington, D.C
***
Mùa Từ Thiện

Nguyễn mỹ Linh

Chưa bao giờ người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ lại có đầy dẫy cơ hội làm việc từ thiện như những lúc gần đây.

Tuần trước tôi nhận được email của cô bạn học cũ xin tiền giùm một linh mục ở Việt Nam để lo cho trẻ em nghèo bên đó. Hôm sau tôi lại nhận được một email khác của người bạn mời đi xem anh ta hát với một số bạn trẻ khác ở Star Performing Art Center kèm theo lời nhắn gửi là 80% tiền thu được sẽ được gửi về Việt Nam giúp người nghèo. Sau hôm đó thì tôi nhận được một cú điện thoại mời đi ăn tối ở một nhà hàng nhằm mục đích gây quỹ từ thiện cũng để giúp đỡ người nghèo ở Việt Nam.
Chiều đi làm về ghé qua chợ mua tờ báo thì thấy hình ảnh bão lụt miền Trung hiện diện ngay trang nhất kèm theo lời cứu trợ cho nạn nhân cơn bão số 9 ở Việt Nam. Vừa ra xe đút chìa khóa nổ máy thì nghe radio trong xe vang lên cuộc phỏng vấn một tu sĩ thuộc một dòng tu Công Giáo đang rầm rộ gửi người về Việt Nam giúp nạn nhân bão lụt. Theo như vị tu sĩ này cho biết thì nhiều thiện nguyện viên ở Mỹ đã bỏ tiền túi ra mua vé máy bay về Việt Nam gấp cho kịp công tác cứu trợ sau cơn bão số 9. Tôi hy vọng vị tu sĩ này không phải bỏ tiền túi của mình ra để trả lệ phí cho talk-show trên đài. Sau khi vào nhà tôi bật tivi lên trong lúc sửa soạn bữa ăn tối, tôi lại được dịp nhìn thấy hình ảnh bão lụt miền Trung trong đoạn phim dài khoảng 3 phút và kết thúc bằng lời kêu gọi rất não lòng “Máu chảy ruột mềm”, $20 cho một bao gạo, $1000 cho một tấn gạo, xin đồng bào gửi tiền giúp cho, vv và vv …

Đoạn phim này không phải chỉ được chiếu một lần trên màn ảnh tivi mà lập đi lập lại nhiều lần giống như các quảng cáo thương mại khác. Cơm nước xong, tôi lại bật tivi nhưng chuyển qua một đài Việt Nam khác thì thấy trên màn ảnh là quang cảnh đấu giá tranh coi bộ rất hào hứng tại một nhà hàng ở Quận Cam mà số tiền thu được sẽ được trao cho hai nữ tu đã từ Việt Nam qua và cũng có mặt trong buổi dạ tiệc đấu giá tranh đó.

Hết bức tranh này đến bức tranh khác, người tham dự coi bộ rất “hồ hởi, phấn khởi” tranh nhau trả giá cao hơn và kết thúc thật vui nhộn. Nghe đâu tiền bán tranh và lợi nhuận từ buổi dạ tiệc sau khi trừ đi chi phí máy bay và ăn ở của các nữ tu (coi bộ không nhỏ) sẽ được gửi cho các nữ tu mang về Việt Nam làm công tác từ thiện bên nhà. Dường như tôi đang sống trong một cộng đồng đang “sốt” lên và “nhà nhà thi đua, người người thi đua” làm việc từ thiện cho Việt Nam.

Để thay đổi không khí, tôi chuyển qua một đài tivi Mỹ thì nghe thấy một đoạn tin tức khá dài trong đó cái giới chức có thẩm quyền nhìn nhận là hệ thống nước uống (fountain drink) của các trường tiểu học trong rất nhiều học khu ở Quận Cam đã bị ô nhiễm đường ống nước từ lâu và họ thú nhận là không có tiền để thay hoặc sữa chữa, và họ còn dự đoán là phải mất 2 – 3 năm nữa mới hy vọng có đủ tiền thay đường ống nước hoặc sữa chữa vì tình hình kinh tế thắt lưng buộc bụng hiện nay. Trong lúc chờ đợi, phụ huynh chịu khó mua nước chai cho con mang đến trường, nhưng nếu có em nào chẳng may khát quá, quên mất điều đó mà lỡ quên uống nước fountain drink thì … cha mẹ ráng chịu vì đã được thông báo rồi mà.

Trời ! Ở ngay cái xứ đã từng đưa người lên cung trăng này mà con em mình phải đợi vài năm nữa mới hy vọng có nguồn nước sạch để uống ở trường. Chuyện nghe cứ tưởng như mình đang ở Phi Châu hoặc một đất nước nghèo đói xa xôi nào vậy, chứ không phải ở Mỹ. Tôi bấm nút đổi qua một đài Mỹ khác thì tin tức cũng chẳng thú vị gì, lại những mẫu tin, hình ảnh và những con số leo thang của nạn thất nghiệp, nhà cửa bị ngân hàng xiết vì không trả nỗi nợ nữa (foreclosure), nạn trộm cắp gia tăng vì xã hội ngày càng thêm người nghèo, nhiều người già mất tiền hưu dưỡng vì những xáo trộn tài chánh mấy năm qua đã ảnh hưởng đến quỹ hưu trí của họ. Trên màn ảnh tivi tôi chợt chú ý đến hình ảnh ngơ ngác của các em bé học sinh mà giọng người xướng ngôn viên cho biết đó là những “homeless students” (học sinh vô gia cư, không nhà) đang ngày càng đông trong các học khu bởi vì chính cha mẹ các em cũng vừa trở thành “homeless” sau khi họ bị mất việc làm và căn nhà của gia đình họ bị các ngân hàng lấy đi để xiết nợ.

Tôi tắt tivi, tiện tay cầm lên tờ báo Mỹ địa phương nổi tiếng, Orange County Register, để mang vào giường ngủ đọc. Dưới ánh đèn phòng ngủ, tôi liếc qua trang chuyên đăng “Legal Notice” (thông báo theo yêu cầu của luật pháp) với những cột báo dày đặc tên những con nợ bị ngân hàng báo tin là sẽ mang nhà của họ ra đấu giá vì họ đã không thể tiếp tục trả nợ tiền nhà nữa. Tôi thoáng nhận ra một số tên con nợ người Việt Nam với những cái họ đặc thù rất quen thuộc: Nguyễn, Trần, Lê, Lý, ….. Tôi thở dài khi nhớ ra rằng khi chạy xe đi làm ngang qua những thùng rác lớn, tôi vẫn thấy hình ảnh cố hữu của những người đang moi thùng rác để nhặt những chai nhựa, thủy tinh mang về bán lại.

Mà cần gì phải tìm kiếm xa xôi, mới hồi chiều này sau khi mua tờ báo và bước chân ra khỏi chợ, tôi đã nhìn thấy một người đàn bà Việt Nam đứng tuổi đang lặng lẻ ngồi xin tiền trên một chiếc xe lăn xập xệ ngay trên bãi cỏ ven lề của bãi đậu xe. Có lẻ bà đã không dám ngồi ngay trước cửa chợ vì sợ bị ông bảo vệ chợ đuổi đi. Thật chưa bao giờ tôi thấy bức tranh xã hội và kinh tế của Mỹ lại ảm đạm và thê lương như bây giờ.

Hôm sau tôi phải giữ một cái hẹn với ông nha sĩ để khám răng định kỳ. Nằm trên chiếc ghế của bệnh nhân, tôi nghe ông nha sĩ trẻ người Việt khoảng trên ba mươi tuổi vui vẻ kể lại chuyện cuối tuần vừa rồi ông đưa gia đình ông đến tham dự một buổi dạ tiệc lớn trong cộng đồng nhằm gây quỹ giúp người nghèo ở Việt Nam. Những vị thực khách mạnh thường quân đã kéo đến thật đông đầy nghẹt cả nhà hàng, và có nhiều người phải thất vọng bỏ ra về vì không tìm thấy chỗ ngồi. Thế nhưng những vị thực khách may mắn khác chưa ngồi được nóng chỗ thì đã thấy cảnh sát Mỹ túa vào nhà hàng và xe cứu hỏa đã được điều động tới. Rồi thì tất cả mọi người bị cảnh sát mời ra ngoài vì nhà hàng chỉ có giấy phép chứa 250 người mà lại có tới khoảng 400 người đang tham dự buổi dạ tiệc. Nghe đâu nhà hàng đã được sửa sang để có sức chứa 400 người nhưng trên mặt pháp luật thì nhà hàng chưa xin được (hoặc đang xin) giấy phép để tăng số thực khách như ý muốn. Sau khi chờ đợi ở ngoài khá lâu, cảnh sát cho phép đúng 250 thực khách được vào nhà hàng trở lại, số còn lại phải ra về sau khi được ban tổ chức xin lỗi và hứa hẹn sẽ mời họ lại trong một dịp gây quỹ khác rất gần.

Ông nha sĩ trẻ phân bua với tôi là việc cảnh sát làm tuy đúng với luật pháp, nhưng hơi quá đáng vì người nghèo ở Việt Nam trở thành nạn nhân do ban tổ chức mất đi cơ hội lạc quyên tiền từ 150 vị thực khách phải bỏ ra về ngang xương chỉ vì cảnh sát làm mất cuộc vui. Và ông nha sĩ trẻ của tôi còn nói thêm điều gì nữa đó, nhưng tôi không còn nghe nữa. Tâm trí tôi đang nghĩ tới những vòi nước “fountain drink” dơ bẩn trong các trường học đang cần có tiền để được thay đổi, sữa chữa. Tôi liên tưởng đến những em học sinh nhỏ ở Quận Cam trong lúc khát nước đã quên khuấy lời cha mẹ dặn mà cứ vục đầu vào uống nước từ những chiếc vòi nước với đường ống dơ bẩn đó. Tôi chợt xốn xang hơn khi nhớ lại hình ảnh ngơ ngác của các em bé “homeless students” ở trên tivi tối hôm qua.
Tôi tự hỏi có bao nhiêu em trong số các em học sinh vô gia cư đó là người Việt Nam với những cái họ Lê, Lý, Nguyễn, Trần, …. mà tôi đã đọc thấy trên tờ báo địa phương tối hôm qua ? Ước gì các vòi nước dơ bẩn trong các trường học ở Quận Cam và những em bé học sinh vô gia cư kia được sự chú ý của những nhà tổ chức làm việc từ thiện lỗi lạc của cộng đồng chúng ta ? Với khả năng huy động đến cả 400 – 500 thực khách đến tham dự một buổi dạ tiệc gây quỹ từ thiện cho Việt Nam như vậy trong một thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thì tôi tin chắc là họ có dư khả năng làm thu ngắn lại khoảng thời gian chờ đợi 2 – 3 năm để có nguồn nước uống sạch trong các trường học cho con em chúng ta, hoặc làm vơi bớt nỗi khổ đau của những bậc cha mẹ bị mất nhà và con cái bị liệt vào số thống kê những học sinh “homeless” không nhà. Đó là chưa kể đến những cụ già đang sống neo đơn không người chăm sóc như người đàn bà ăn xin tôi đã gặp trong bãi đậu xe chiều hôm qua. Đó là chưa kể đến những bệnh nhân đang âm thầm chịu đựng bệnh tật vì không có bảo hiểm y tế để vào bệnh viện chữa bệnh. Dường như làm việc từ thiện ở ngay trên xứ Mỹ và cho chính nước Mỹ này vẫn không “hấp dẫn” và “lôi cuốn” bằng làm việc từ thiện ở Việt Nam ?
Hay đó là việc của chính phủ, hay của người bản xứ mà chúng ta không cần lưu ý đến ?

Từ hồi cơn bão Katrina cho tới bây giờ, tôi nghe rất ít chuyện kêu gọi làm việc từ thiện trên đất Mỹ, mặc dù ai cũng thừa biết là trong những năm gần đây nền kinh tế Mỹ như một chiếc xe không phanh lao đầu xuống dốc. Trong một bản tổng kết mới đây của một cơ quan Liên Hiệp Quốc thì Hoa Kỳ đã xuống hàng thứ 13 (thua cả Canada) trong số các quốc gia được xem là nơi sống lý tưởng nhất cho người dân trên thế giới. Theo như bản xếp hạng này thì Na Uy đứng nhất và Úc đứng thứ hai.

Điều đáng chú ý là những nhà làm việc từ thiện của chúng ta khi còn ở Mỹ thì ra mặt rất ư là “danh chánh ngôn thuận”, nào là hội từ thiện này, đoàn thể nọ khi kêu gọi lòng hảo tâm của người Việt hải ngoại, nhưng khi quý vị đó về tới Việt Nam thì họ là những nhà từ thiện … “chui”, hoặc núp dưới bóng một nhà thờ, chùa chiền, hay một dòng tu ở Việt Nam để làm việc từ thiện. Họ phải giấu tiền, kín đáo, hoặc trốn chui, trốn nhũi, âm thầm làm công việc từ thiện nếu không muốn bị công an cộng sản Việt Nam để mắt tới và khép tội là “bọn xấu” hoặc “thế lực phản động từ nước ngoài về”. Còn các đoàn y sĩ khi về Việt Nam chữa bệnh thì phải xin phép nhà nước, chỉ được đến những chỗ nhà nước đã chỉ định để chờ và tiếp những bệnh nhân do … nhà nước gửi tới.

Ồn ào, vỗ ngực xưng danh và được nhà nước Việt Nam long trọng thỉnh mời về với “cả một đội ngũ đông đảo chờ đón, có rắc hoa thơm trên lối đi, có nhiều phóng viên tụ tập để phỏng vấn” (Việt Tide, số 430, trang 21) thì chắc chỉ có thiền sư Nhất Hạnh và các đệ tử Làng Mai của ông. Vậy mà sau bao nhiêu năm thiền sư trút về Việt Nam không biết bao nhiêu triệu triệu dollars đóng góp của bá tánh tứ phương để xây dựng cơ sở hạ tầng và làm việc từ thiện, giờ đây các môn đệ của ông chẳng những đã bị đuổi ra khỏi các cơ ngơi đó mà họ còn đang bị vây đánh tơi bời, đã chạy ẩn trú vào một ngôi chùa khác (chùa Phước Huệ) mà vẫn bị công an truy nã tới cùng và bị chính quyền qui tội là “vi phạm luật pháp Việt Nam”. Bài học “vắt chanh bỏ vỏ” này của Cộng Sản Việt Nam chẳng có mới mẻ, xa lạ gì với chúng ta cả, nhưng dường như vẫn có người … học hoài chưa thấm.

Khách “quý” như thiền sư Nhất Hạnh và các môn đệ của ông được nhà nước mời và tiếp đón nồng hậu như vậy mà bây giờ đang bị cộng sản đối xử tàn nhẫn đến thế thì vấn đề an nguy của các nhà từ thiện “chui” của chúng ta chỉ là vấn đề thời gian. Chẳng qua chính quyền cộng sản còn đang bận đàn áp, bỏ tù những người đòi quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, hoặc đang mải mê đếm tiền hối lộ và trợ giúp nhân đạo của quốc tế, hay đang bận “đốt” tiền trong các cơ sở kinh tài ở hải ngoại của họ nhằm mục đích đánh phá, chia rẽ và phân hóa cộng đồng nên họ đang tạm thời “nhắm mắt làm ngơ” cho các nhà tự thiện “chui” của chúng ta đó thôi. Vả lại, Cộng Sản Việt Nam chưa có dại gì mà lại ‘chặt dây động rừng” trong lúc này khi mà công tác cứu trợ của các nhà từ thiện “chui’ của chúng ta đã và đang giúp họ rãnh tay đối phó với các “bloggers” ở trong nước tranh đấu cho Hoàng Sa/Trường Sa và sự toàn vẹn lãnh thổ, cũng như các phần tử đang phản kháng việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, …

Nhưng sự im lặng và nhắm mắt làm ngơ của Cộng Sản không phải là đồng ý. Chớ có tưởng bở là “Việt kiều yêu nước” được tự do làm việc từ thiện vì bài học Bát Nhã của thiền sư Nhất Hạnh và các tu sĩ Làng Mai vẫn còn mới tinh và sờ sờ ngay trước mắt chúng ta. Tiếc là phải mất cả chục năm nay để ông thiền sư Nhất Hạnh mới được “sáng mắt sáng lòng” mà nhận ra là “chơi dao có ngày đứt tay”.

Thế mới biết Cộng Sản Việt Nam rất kiên nhẫn trong công việc “vắt chanh bỏ vỏ”. Không chóng thì chày sẽ đến lúc những “Việt kiều yêu nước” và “thích” làm việc từ thiện ở Việt Nam, những vị khách Đảng không mời mà tới này bị coi là …. tài lanh, nhẹ thì bị kết tội “xâm phạm và làm cản trở công tác cứu trợ của chính quyền”, nặng hơn nữa là “toa rập với các thế lực ngoại bang chống phá Việt Nam”.

Xin đừng quên rằng chúng ta là những người ngoại quốc ngay trên chính quê hương của mình, và thậm chí chúng ta “được” Đảng Cộng Sản Việt Nam đối xử còn tệ hơn là những người ngoại quốc chính hiệu bởi vì chúng ta phải đóng tiền xin visa để về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình trong khi dân Trung Cộng thì lại có thể ngang nhiên đến ở và làm việc tại Việt Nam mà không cần phải xin visa hay một giấy tờ gì cả mà công an Việt Nam không dám hoạnh hoẹ hỏi han họ như đã từng hạch sách “Việt Kiều” về thăm quê hương. Xin đừng quên rằng chúng ta mang quốc tịch Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Úc, Thụy Sĩ, …. và chúng ta không còn mang quốc tịch Việt Nam kể từ cái ngày chúng ta bỏ phiếu bằng chân để trở thành “bọn phản quốc chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc”.

Một điều quan trọng khác mà chúng ta ai cũng biết là sau khi Cộng Sản từ bỏ công cuộc “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa” nhằm phục vụ cho sự sống còn của Đảng, ngày nay Việt Nam đang có những đại gia, những nhà tư bản đỏ (đa phần là con cháu hay có liên hệ với Cộng Sản) đã xúng xính sắm máy bay riêng, đặt mua xe hơi Roll-Royce từ Anh Quốc trả bằng tiền mặt, đánh cá độ quốc tế với cả triệu dollars Mỹ, hoặc vung vít bạc ngàn dollars trong các sòng bài nổi tiếng trên thế giới, hay mua bất động sản đầu tư ở ngoại quốc và cho con cái đi du học với hàng trăm ngàn dollars ký gửi trong các trương mục ngân hàng quốc tế.

Như vậy thì mấy chục ngàn dollars chúng ta cắc củm quyên góp để mang về Việt Nam cứu trợ có thấm thía gì, hay chỉ là việc “mang muối bỏ biển”, “vác củi về rừng” ? Tại sao vài ba chục người phải bỏ tiền túi ra mua vé máy bay vượt đại dương, mây ngàn hối hả về Việt Nam cứu trợ trong khi có tới 83 triệu đồng bào như một khối nhân sự khổng lồ ở sẵn trong nước ?

Chẳng lẽ 83 triệu dân với con số không nhỏ những đại gia, tư bản đỏ và doanh nhân lớn nhỏ với hàng triệu dollars tiêu xài vung vít đó không thể tự đùm bọc và cứu trợ cho nhau hay sao ? Không lẽ chỉ có “những khúc ruột dư ngàn dặm” là 3 triệu người Việt Nam sống rải rác khắp nơi trên thế giới mới cần phải biết đến “máu chảy ruột mềm”, còn 83 triệu đồng bào cùng sống quây quần trong một đất nước nhỏ bé thì lại không biết “lá lành đùm lá rách” ? Thật phi lý làm sao !

Trong lúc mải mê làm công việc Bồ Tát cứu nhân độ thế trong các chương trình cứu trợ ở Việt Nam, vô hình chung chúng ta đã gián tiếp hà hơi, tiếp sức để cho bọn chính quyền Cộng Sản được rãnh tay chuyên chú vào việc đánh phá các cộng đồng người Việt hải ngoại qua Nghị Quyết Số 36 của Đảng Cộng Sản, và đàn áp bỏ tù những nhà đấu tranh cho phong trào dân chủ trong nước hay cho sự vẹn toàn lãnh thổ. Và cũng chính chúng ta đang “làm hư” các đại gia, tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam vì chúng ta chen chân đòi gánh vác công tác cứu trợ trong khi chính họ mới là những người có đủ “danh chánh ngôn thuận” và có trách nhiệm quyên góp tài chánh để lo toan các công tác cứu trợ như một phần nào đó đền bù lại của cải cho những người dân Việt Nam tầm thường đã giúp họ giàu có mà trong tiếng Anh ta thường gọi việc làm đó là “give back to the community”.

Tại sao chúng ta lại phải cuống quýt bay về Việt Nam lo cứu trợ, mà vô tình để cho các đại gia và các nhà tư sản lớn nhỏ trong nước có cơ hội để ỷ lại vào sự trợ giúp của chúng ta, để họ có thể bình tâm hưởng thụ, nhởn nhơ bay lượn sang Hawaii tắm biển buổi sáng, và đáp máy bay đến Las Vegas đánh bài xì phé buổi chiều ?

Thử hỏi các tay đại gia, tư bản và cả đám “celebrities” đang sống đề huề với Cộng Sản như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, …vv… có thể yên tâm hưởng thụ và “hót” được nữa hay không khi dân nghèo và dân oan tràn về nằm đầy trên đường phố và tình trạng an ninh của họ bị đe dọa bởi chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, trộm cắp lan tràn đầu đường cuối ngõ ?

Hoàn cảnh của Việt Nam bây giờ đã khác 20 năm trước quá nhiều rồi. Tuy hơi muộn màng nhưng có lẽ vẫn chưa quá muộn để chúng ta thức tỉnh mà ra khỏi “cơn sốt” làm việc từ thiện cho Việt Nam. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên quay đầu nhìn lại con bò sữa Mỹ quốc đang càng ngày càng cạn kiệt bơ sữa mà chúng ta đã thi nhau vắt để cắc củm gửi về cho Việt Nam cả ngàn tỷ dollars trong hơn 30 năm qua.

Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên chú tâm tới cái cộng đồng mà chúng ta đang sống, và với bổn phận làm công dân đối với cái đất nước đã và đang cưu mang chúng ta từ bao nhiêu năm qua. Nơi đây mới chính là nơi chúng ta phải vun đắp, tưới bồi không phải chỉ cho tương lai chúng ta mà còn cho đời con đời cháu của chúng ta. Đa số chúng ta vẫn còn cặm cụi làm ăn để trả nợ nhà, nợ xe, nợ học phí, nợ bills này, hoá đơn nọ, …

Con em chúng ta cần có hệ thống nước sạch để uống trong các trường học, các em thanh thiếu niên cần nhiều chương trình đức dục, giáo dục văn hóa Việt Nam, khoa học kỹ thuật và nghệ thuật mà chính phủ thì đã và đang cắt giảm ngân sách trong mọi lãnh vực. Còn những người già sống cô độc thì cần nơi nương tựa và các sinh hoạt cộng đồng.

Xin đừng quên là chúng ta đang ở trong thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng mà hậu quả là rất nhiều người trong cộng đồng chúng ta đã mất nhà, mất job, …. và cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Nói trắng ra là cộng đồng chúng ta vẫn còn nghèo, mà một phần lớn của cái nghèo đó là vì chúng ta đã và hiện vẫn còn đang “ăn cơm nhà” ở Hoa Kỳ, nhưng làm chuyện “vác ngà voi” ở Việt Nam, một công việc “tài lanh” mà Đảng Cộng Sản và bọn tư bản đỏ ở Việt Nam đang cười mũi vì họ không mời, không kêu gọi, cũng không “appreciate” nhưng chúng ta vì muốn “thi đua” lòng yêu nước thương nòi nên vẫn “thích” và “mê” lao đầu về làm như những con thiêu thân mà quên rằng chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam mới có đặc quyền yêu nước và “yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội”.

Mà giả sử như chính quyền Cộng Sản và bọn tư bản đỏ ở Việt Nam giả điếc làm ngơ, không thèm đếm xỉa, hay không lo toan cho dân nghèo thì đó là một cơ hội tốt cho đất nước Việt Nam chuyển mình. Cách mạng chỉ xảy ra khi con người ta bị đẩy vào con đường cùng, khi các mâu thuẫn giữa hai giai cấp giàu và nghèo, giữa thành phần cai trị và bị trị dâng lên đến tột cùng. Lịch sử cho thấy hai triệu dân chết đói ở miền Bắc năm Ất Dậu (1945) đã tạo một cơ hội ngàn vàng cho Cộng Sản khơi dậy lòng căm thù của toàn dân lên đến tột độ mà đứng lên làm “Cách Mạng Mùa Thu”.

Thêm vào đó là yếu tố kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà một tay lãnh tụ cộng sản gộc như Gobachev lại lên cơn “mát” nhắm mắt làm ngơ cho dân Đông Đức phá bức tường Bá Linh để thống nhất nước Đức, và theo sau là sự sụp đổ của các chính quyền cộng sản ở Đông Âu. Chẳng qua chỉ vì nền kinh tế của Liên Xô đã quá kiệt quệ và két sắt của chính phủ Gobachev đã nhẹ hều, không còn đủ tiền bạc để tài trợ cho các chương trình quân sự viễn chinh nhằm đàn áp dân chúng ở Đông Âu như Liên Xô đã từng làm ở Hungary hay Ba Lan trong những thập niên 1950 – 1960.

Lẽ ra Cộng Sản Việt Nam với cái túi tiền trống rỗng vì thiếu viện trợ của Liên Xô, Trung Cộng đã dẫy chết cùng số phận như những đàn anh cộng sản của chúng ở các nước Đông Âu. Lẽ ra cả dân tộc Việt Nam đã có tự do, dân chủ tiếp sau hàng loạt các nước Đông Âu đứng lên giành lại chính quyền trong đầu thập niên 1990, và được như vậy thì lẽ ra Việt Nam đã giàu mạnh hơn bây giờ nhiều và nhất là không bị nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng như hiện nay. Thế nhưng tất cả đã không xảy ra ở Việt Nam không phải hoàn toàn chỉ vì dân ta không có truyền thống dân chủ lâu đời, mà phần lớn là vì hàng tấn thùng hàng và hàng triệu dollars cứu đói của chúng ta gửi về trong những năm 1980s. Vì lòng thương, vì vô tình, vì thiếu lãnh đạo, và thiếu thống nhất trong hành động, và cũng vì thiếu cái nhìn viễn kiến mà chuyện cứu trợ của chúng ta trong những năm 1980s đã trở thành chuyện trợ giúp cho Cộng Sản Việt Nam được sống còn, để rồi chính cái chính quyền Đảng trị đó lại quay ra đánh phá các cộng đồng người Việt hải ngoại, tiếp tục gây ra “nghiệp chướng” cho cả dân tộc với hành vi bán nước dâng biển cho Trung Cộng.

Hai mươi năm trước chúng ta đã để lỡ mất một cơ hội dân chủ và tự do cho dân tộc Việt Nam. Lần này không phải chỉ có tự do, dân chủ thôi, mà còn vận mệnh nước nhà đang lâm vào hiểm họa “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu”.

Không phải chỉ có cơn bão số 9 đang tàn phá Việt Nam mà sẽ còn có cơn bão số 10, số 11, 12, …. Không phải chỉ có chuyện khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà còn hàng trăm công trình và dự án khác đã, đang và sẽ làm cho dân ta mãi mãi mất quyền tự chủ, mất đi công ăn việc làm vào tay dân Trung Cộng. Ngư dân không ra biển đánh cá được nữa vì Việt Nam đã mất chủ quyền, bọn tham nhũng cường quyền ngày càng lộng hành vơ vét vì lòng tham không có đáy, dân nghèo càng nghèo hơn, xã hội càng mất cân bằng và xáo trộn vì khoảng cách ngày càng xa giữa thành phần cai trị và bị trị.

Thêm vào đó là sự dần dần tỉnh ngộ của giới trí thức và giới trẻ ở Việt Nam trước nguy cơ mất nước. Tuy chậm nhưng tất cả những diễn biến đó sẽ có tác dụng hổ tương để trở thành điều kiện cần và đủ cho một cơn bão cách mạng như bao cuộc cách mạng khác đã xảy ra trong lịch sử nhân loại. Cơn bão cách mạng đó mới chính là cơn bão mà đồng bào trong nước cần đến sự cứu trợ của chúng ta, chứ không phải cơn bão số 9 hay số 10 nào cả. Để làm một hậu phương vững mạnh cho cơn bão cách mạng đó chúng ta cần phải lo cho sự giàu có, hưng thịnh và đoàn kết của cộng đồng chúng ta ngay từ lúc này.

Muốn vậy chúng ta cần phải nhìn nhận một sự thật là chúng ta vẫn còn nghèo, vẫn còn có quá nhiều vấn đề phải lo cho cộng đồng nơi chúng ta đang định cư, và quá nhiều nợ nần chưa trả đối với các nước đã từng cứu vớt chúng ta trên con đường vượt biên, các quốc gia ở Đông Nam Á như Indonesia, Phillippines, Malaysia, … đã cho chúng ta tạm chân trú ngụ trên bước đường tỵ nạn.
Viết đến đây thì tôi nhớ đến một bản Thông Báo gần đây của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu kêu gọi người Việt tỵ nạn tại Úc hãy quyên góp cứu giúp nạn nhân động đất ở Indonesia để làm món quà nghĩa tình cho phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trong chuyến viếng thăm Indonesia vào ngày 11 tháng 10 vừa qua nhằm đệ trình Thỉnh Nguyện Thư lên chính phủ và các cơ quan sở tại yêu cầu tiếp tục duy trì di tích trại tỵ nạn Galang, một di tích đang bị chính quyền Hà Nội áp lực để dẹp bỏ vì là nó nhắc nhớ đến lý do tại sao cả triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Lại một lần nữa cộng đồng người Việt bên Úc đã tiên phong đi đầu.
Là một người tỵ nạn đang sống ở Quận Cam là nơi tự coi mình là “thủ phủ của người tỵ nạn”, tôi cảm thấy hổ thẹn vì cho đến nay tôi chưa hề nghe một hội đoàn hay đoàn thể nào đứng ra kêu gọi lạc quyên cứu giúp nạn nhân động đất ở Indonesia, hay nạn nhân bão lụt ở Phillippines mặc dù ai cũng biết là cả Indonesia và Phillippines vừa mới chịu đựng những thiên tai rất nặng nề và đang kêu gọi thế giới giúp đỡ họ. Đây là hai quốc gia duy nhất đã rất nhân đạo với chúng ta khi không thực hiện chính sách đẩy tàu thuyền nhân Việt Nam ra biển (push-back policy) như Malaysia và Thailand đã từng làm và đã gây thiệt mạng không biết bao nhiêu ngàn thuyền nhân Việt Nam mà con số sẽ không bao giờ được biết chính xác.

Đặc biệt, Phillippines còn là quốc gia duy nhất đã không thực hiện chính sách cưỡng bức người tỵ nạn hồi hương về lại Việt Nam như các quốc gia khác đã làm vào những năm đầu thập niên 1990, và mặc dù Phillippines không giàu có gì họ đã tiếp tục cưu mang gần 2500 người tỵ nạn Việt Nam trong khi chính Liên Hiệp Quốc đã thông qua chương trình Hành Động Toàn Diện nhằm dẹp bỏ hết các trại tỵ nạn tại Đông Nam Á. Các quốc gia tạm cư đó đã không “kỳ thị” chúng ta khi mà chính “anh em Nam Bắc một nhà” đã kỳ thị chúng ta bằng những chính sách và hành vi trả thù hèn hạ nhất sau 1975 như tra tấn, trấn nước, bỏ tù, bỏ đói, khủng bố tinh thần, tra khảo lý lịch mấy đời, ngăn sông cấm chợ, rượt đuổi chúng ta đến tận cửa biển để vòi tiền nhưng vẫn bắn súng AK vói theo tàu chúng ta cho chìm tàu và để bắn bỏ ghét “bọn bám chân đế quốc”. Đó là chưa kể hàng ngàn mộ phần của những thuyền nhân Việt Nam xấu số đã vĩnh viễn nằm lại trên những quốc gia tạm cư đó. Ơn nghĩa vậy mà chúng ta đã và đang làm được gì cho Indonesia hay Phillippines trong lúc họ đang gặp hoạn nạn vì thiên tai và đang kêu gọi sự giúp đỡ của thế giới ? Hay chính chúng ta đang “kỳ thị” họ vì chúng ta chỉ biết cứu trợ cho Việt Nam mà thôi ?

Cứ tưởng tượng xem, nếu như trong lúc khốn khó này mà chính quyền Hà Nội tặng cho họ một món tiền cứu trợ và hứa hẹn sẽ tặng thêm tiền để họ xây nhà cửa, khách sạn hoặc các cơ sở thương mại ở ngay trên phần đất của các trại tỵ nạn năm xưa hoặc ngay trên các phần mộ của hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam. Nói rằng Hà Nội làm “áp lực” thì e rằng ta hơi quá đáng vì thực sự ra trong lúc khốn khó này của Indonesia và Phillippines thì Hà Nội chỉ cần “tặng” tí tiền mà không cần gây “áp lực” gì cả cũng đủ để cho các chính phủ sở tại và người dân Indonesia & Phillippines nhận ra thái độ im lặng, dửng dưng và vô ơn của thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam trong lúc này.
Hơn bao giờ hết đây là thời điểm thuận tiện nhất để cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới có cơ hội thực hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Đa số người Việt hải ngoại hiện nay đều có liên hệ ít nhiều đến các thuyền nhân 20 - 30 năm về trước, là con cháu của các thuyền nhân, hay được chính các thuyền nhân bảo lãnh từ Việt Nam qua, hoặc được chính các hội đoàn người Việt tỵ nạn vận động với các chính phủ sở tại bảo lãnh từ Việt Nam qua như diện H.O. chẳng hạn. Với một tập thể đông đảo như vậy, chúng ta không thể nào hành xử như thể … khi khổng khi không bỗng nhiên có cả triệu người Việt Nam “rơi xuống” tỵ nạn ngay trên đất Mỹ này. Thật là đáng trách nếu như chúng ta cố tình hành xử như những kẻ vô ơn, hoặc quên đi căn cưóc tỵ nạn của chính mình, hay chỉ biết kể cho con cháu nghe chuyện vượt biên năm xưa như một chuyện cổ tích xưa rích cần được nhắc lại vào ngày 30 tháng 4 hằng năm mà thôi.

“Thuốc đắng dã tật. Sự thật mất lòng”. Chắc chắn là bài viết này sẽ làm cho nhiều người khó chịu hay nổi giận, nhất là các hội đoàn từ thiện hay cơ quan truyền thông đang chăm chú kêu gọi cứu trợ bão lụt miền Trung Việt Nam. Hy vọng rằng quý vị sẽ bình tâm khi đọc lại sự giải thích và trình bày lý do ở phần đầu của bài viết này. Xin được nhấn mạnh là bài viết này không phải là ý kiến hay chủ trương của tòa báo, mà chỉ đơn thuần là ý kiến của một cá nhân. Nhưng “một con én không thể làm nên mùa xuân”. Vì sĩ diện chung của tập thể người Việt tỵ nạn, và vì lợi ích chung của cộng đồng chúng ta trên đất Mỹ, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các toà soạn đã đồng ý đăng tải bài viết này của tôi trên quý báo.

Tôi trông chờ các vị đại diện cộng đồng, hoặc một hội đoàn từ thiện hay đoàn thể nào đó sẽ “can đảm” đứng lên kêu gọi một cuộc lạc quyên cứu trợ các nạn nhân động đất và thiên tai ở Indonesia và Phillippines như một sự đền đáp lại nghĩa cử cao đẹp của các quốc gia này khi đã ra tay cứu giúp thuyền nhân Việt Nam năm xưa. Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này. Tôi cũng ước mong nhiều người sẽ vào thăm trang web của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (www.vktnvn.com) để tiếp tục ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư nhằm vận động chính phủ Indonesia giữ lại các di tích trại tỵ nạn cho con cháu chúng ta có cơ hội tìm hiểu lý do vì sao chúng đã không mang quốc tịch Việt Nam, để chúng được tận mắt nhìn thấy chứng tích của một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của dân tộc và cũng để chúng biết thông cảm với những nỗi khổ đau và trăn trở của thế hệ thuyền nhân Việt Nam. Mong lắm thay !

Viết tại Quận Cam, 15 tháng 10, 2009.
Nguyễn mỹ Linh.



***************************


5- Trung Quốc có đáng sợ không?

Trần Nhu
Vietvungvinh.com, Thứ Hai, ngày 26 tháng 10 năm 2009

Hai Bà Trưng đuổi Tô Định chạy “vắt chân lên cổ”

Trung Quốc có đáng sợ không? Trước hết là đối với người Việt Nam chúng ta ?

Vấn đề đầu tiên được đặt ra là “ý chí” có dám tranh đấu khi đất nước bị xâm lăng và uy hiếp hay không? Việt Nam không phải chỉ thời nay mới bị Trung Quốc uy hiếp và xâm lăng mà trong suốt quá trình từ khi lập quốc trải qua mấy ngàn năm đến nay, thời nào người Trung Quốc cũng muốn xâm lăng và uy hiếp Việt Nam, nhưng ông cha chúng ta không bao giờ sợ người Trung Quốc. Cả nam, nữ, già, trẻ: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, bà Bùi Thị Xuân... các bô lão thời Trần chẳng có ai sợ người Trung Quốc, mặc dù họ là một nước lớn, đông dân nhất thế giới. Chính cái “ý chí” dám tranh đấu vì quyền lợi dân tộc, vì sự sống còn của Tổ Quốc với cái tâm lý không sợ nên nhân dân Việt Nam đã đánh bại Trung Quốc ít nhất là 15 lần.

Tôi lại nêu lên một thí dụ điển hình nữa về “ý chí” quyết đấu tranh khi đất nước bị xâm lăng. Trong lịch sử nhân loại có đế quốc nào hùng mạnh hơn Thành Cát Tư Hãn ở thế kỷ thứ XIII. Thế mà ông cha ta đâu có sợ và đã 3 lần đánh bại quân Mông Cổ. Sứ Nguyên đến nước ta nếu tỏ thái độ kiêu ngạo hống hách là lập tức bị quân quan Ðại Việt trói lại tống ngục. Lịch sử thế giới thời đó có nước nào cả gan từ chối tiếp sứ Nguyên, chứ chưa nói đến dám trói sứ.

Ông cha ta như thế đấy. Chỉ có những người lãnh đạo ÐCSVN ngày nay là nhu nhược hèn yếu và mang nặng tâm lý khiếp sợ Bắc Triều. Chính thái độ khiếp nhược của ban lãnh đạo ÐCSVN đã khuyến khích Bắc Kinh ngày càng lấn lướt. Bắc Kinh gây sức ép, Hà Nội lùi từng bước, nhưng Việt Nam lùi chừng nào Trung Quốc tiến chừng đó.

Nhìn lại một chuỗi diễn biến từ các hiệp định biên giới do ban lãnh đạo ÐCSVN ký với Bắc Kinh năm 1999 – 2000 và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm trên đất liền mất mấy chục nghìn Km2, và những gì họ chiếm được không bao giờ nhả ra. Bắc Kinh còn đang lấn chiếm các tỉnh phía Bắc nước ta, vùng biển bị Trung Quốc tiếp tục bành chướng xuống biển Nam Hải mà không gặp sự kháng cự đáng kể nào của Hà Nội. Ban lãnh đạo ÐCSVN còn dấu nhẹm không cho nhân dân biết các hiệp định ký với Trung Quốc khi sự việc Trường Sa, Hoàng Sa bùng lên, thậm chí họ còn không cho dân chúng phản đối Trung Quốc trong rất nhiều vụ biểu tình chống Trung Quốc đã bị đàn áp.

Hải Quân Trung Quốc năm 2006 vô cớ nổ súng giết chết 9 ngư phủ Việt Nam. Từ đó đến nay, năm nào hải quân Trung Quốc cũng bắn và bắt ngư phủ Việt Nam đánh cá trên vùng biển của mình. Hà Nội nín thinh, gần đây 2 người Trung Quốc đánh chết một công dân Việt Nam ngay tại Thủ Ðô, Hà Nội. Công an tòa án Việt Nam không dám động đến công dân thiên triều, đành phải giao tên tội phạm lại cho Trung Quốc.

Nhu nhược đến thế là cùng! Sự khiếp sợ Bắc Triều như một bệnh dịch lan truyền từ cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước đến các tướng lãnh binh sĩ không còn ai dám tranh đấu cho quyền lợi của đất nước. Ðài Loan chỉ có 20 triệu dân, từ nửa thế kỷ nay, thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa thôn tính. Nhiều khi tưởng như họ ăn tươi nuốt sống hòn đảo bé nhỏ này, thế mà lãnh đạo và dân chúng Ðài Loan đâu có khiếp sợ, đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh “mềm nắn, rắn buông”. Nên vấn đề sống còn của đất nước được đặt ra vẫn là ý chí dám tranh đấu cho quyền lợi dân tộc thì Trung Quốc dù có bao nhiêu triệu quân với những võ khí tối tân họ cũng chẳng làm gì được.

Nước Tầu khổng lồ chỉ có thể ám ảnh giới lãnh đạo ÐCSVN. Nhìn lại quá khứ và cả lịch sử cận đại trên thực tế lịch sử đã chứng minh người khổng lồ Trung Hoa thường bị các bộ tộc thiểu số nhỏ cai trị nhiều lần, mặc dù người Tầu có (Binh Thư tuyệt tác của Tôn Tử). Nhưng các tướng Hán đánh một trăm trận thua chín mươi chín trận. Xin dẫn ra đây một số trường hợp để bạn đọc suy ngẫm:
Lịch sử nước Tầu có chép: Ba triều đại Liêu, Kim, Nguyên (Mông Cổ) là bộ phận tổ thành quan trọng nhất trong lịch sử Trung Hoa là các đế quốc mạnh thống nhất được Trung Hoa và cường thịnh một thời lại do các dân tộc thiểu số tạo lập nên ở vùng phía Bắc Trung Hoa.

Ba triều đại Liêu, Kim, Nguyên đều đóng đô ở Bắc Kinh. Nước Liêu dòng Khiết Ðan lập nên gọi Bắc Kinh là Nam Kinh, là một trong bốn kinh đô của nước Liêu, nước Kim thuộc dòng Nữ Chân của Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả kiến lập gọi Bắc Kinh là Trung Ðô. Triều Nguyên do người Mông Cổ xây dựng định đô tại Bắc Kinh gọi là Ðại Ðô.

Các ông vua của ba triều đại Liêu, Kim, Nguyên đều sinh ra và lớn lên ở vùng hoang mạc mênh mông, thích cỡi ngựa, săn bắn và chơi bời hưởng lạc vô độ. Họ đã bắt các hoàng đế Trung Hoa phải quỳ gối khuất phục. Sự khiếp nhược và bất lực của nhiều triều đại Trung Quốc trước những người láng giềng nhỏ bé nhưng được trang bị bằng tinh thần thượng võ. Với ý chí quyết thắng ngay cả những đối thủ tý hon như Hung Nô, Ðột Quyết, Tây Hạ và Mãn Thanh cũng đã cai trị cả nước Trung Hoa vĩ đại. Ðối với Việt Nam, ông cha ta chưa bao giờ chiến đấu trong một trận ngang sức. Ngô Quyền, Lê Ðại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ. Tiền nhân ta đã thắng kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần. Trong Bình Ngô Ðại Cáo, Nguyễn Trãi đã từng viết: “Ðánh một trận sạch không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông.”

Ta thấy khi quân Mông Cổ bao vây Long An. Triều đình Nam Tống các quan văn võ bỏ chạy hết, chỉ còn lại sáu người. Thái Hoàng Hậu triệu tập đại thần làm việc. Các quan đã chạy hết. Trần Nghị Trùng một mực xin giảng hòa (xin hàng). Lương Mông Viễn thấy thế không lợi. Ông tướng này đã lén chạy khỏi Lâm An đến đầu hàng quân Mông Cổ. Thái Hậu cử Trần Nghi Trung đến trại Bá Nhạn cầu hòa và nộp tiền, nhưng Bá Nhạn không nghe. Chỉ quy định thời gian cuối cùng để xin hàng. Thế là tất cả triều đình bá quan văn võ đều nhất trí xin hàng. Tục ngữ Việt có câu: “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” hay “Cha nào, con nấy”, hoặc “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” cái giống người Hán thâm độc và chịu nhục thì không giống người nào bằng. Nhưng trận mạc thì lại rất dở. Trong thực tế, chiến thắng bao giờ cũng do đào luyện quân sĩ, quân sĩ thì cũng tùy ở giống. Người Tầu từ dân đến tướng lãnh, binh lính mấy ngàn năm nay chẳng thay đổi gì, chậm chạp, nặng nề, không có sáng kiến trong trận mạc, không có óc tự tin, dễ hoảng hốt trước những chuyện bất ngờ. Xem các trận đánh với các bộ tộc thiểu số trận nào họ cũng thua đậm. Ðến đời nhà Tống bọn tướng sĩ Hán nhát như chuột. Nghe tiếng quân Mông Cổ sợ hết hồn hết vía, run cầm cập còn đánh chác gì ! Bọn tướng Tầu, thời Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông lẫn quân lính cũng vậy, cứ nghe thấy tiếng quân Nhật là bỏ chạy thục mạng. Cho đến khi Nhật hàng đồng minh rồi vẫn còn hoảng sợ. (Ðồng minh giao cho quân Tầu nhiệm vụ tước khí giới quân Nhật. Không dám đến gần, phải có quân Mỹ đi bên cạnh mới chịu đi.)

Bất cứ ai nghiên cứu lịch sử Trung Hoa từ thời Cổ Đại, còn được gọi là thời kỳ Tiền Sử, cách đây khoảng 5000 năm, tới thời kỳ Trung Cổ rồi lịch sử Cận Đại. Theo quan điểm chung hiện nay cho rằng lịch sử Cận Đại bắt đầu từ Cách Mạng Tư Sản Anh, năm 1640 và kết thúc vào đầu thế kỷ 20. Đến thời kỳ Hiện Đại được nhiều sử gia thống nhất mà tính từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay. Trong khoảng thời gian trên một trăm năm lại có thể chia thời kỳ hiện đại thành hai giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 đến khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II. Suốt trên một trăm năm những trận đánh trên đất Tầu, xét trên tổng thể trận nào người Tầu cũng thua đậm, và buộc phải ký những hiệp ước hết sức nhục nhã. Tác giả tạm kể những trận đánh chính yếu dưới đây:

Sự khởi đầu “Lịch sử Trung Quốc hiện đại” là chiến tranh thuốc phiện năm (1839) Anh đã đánh bại Trung Quốc, trong giai đoạn này Trung Quốc có trên 400 triệu dân. Anh chỉ có 10 triệu... Và cái yêu sách tiếp theo đối với triều đình nhà Thanh mỗi lúc càng nặng nề.
Xin tóm lược những cuộc hành quân của quân Anh như sau:

Năm 1840, Hạm đội Anh do Ðô đốc George Elliot chỉ huy đến Quảng Châu (tháng 6) hải cảng và Ðảo Châu Sơn bị quân Anh chiếm (tháng 7)

Năm 1841, Ðặc mệnh toàn quyền Anh Henry Pottinger (1789-1856) chỉ huy hải quân Anh tiến dọc vùng duyên hải Trung Quốc, chiếm hầu hết những thành phố quan trọng như Thượng Hải bị chiếm tháng 6-1842, và sau đó là Thẩm Dương v.v.... Triều đình Trung Hoa phải cầu hòa (xin hàng) và chịu thất bại quân sự lớn nhất thời đó.

Ngày 29/8/1942 Hiệp Ước Nam Kinh được hai bên ký kết trên Tầu Cornvallis của hải quân Anh. Hồng Kông phải nhượng cho Anh vốn đã bị chiếm từ tháng (1/1841) mở cửa thương mại ở 5 cảng lớn Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải.

Ngày 26/6/1858, ký hiệp ước Thiên Tân giữa Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ và Nga, buộc Trung Quốc phải mở thêm 11 cảng nữa và các nước thành lập Tòa Ðại Sứ ở Bắc Kinh. Các nước có quyền thương mại và truyền đạo Thiên Chúa giáo ở nội địa. Thuế xuất và quy định mậu dịch thiết lập hải quan thanh tra nước ngoài (Horatio N. Laij) hợp pháp hóa việc nhập khẩu thuốc phiện.

Hiệp Ước Ái Huy, do Di Sơn và Nicholas Muraview năm 1891 ký kết buộc Trung Quốc, phải nhượng cho Nga Hoàng vùng đất tả ngạn sông Amur rộng mênh mông.

Hiệp ước Bắc Kinh (24/10 với Anh 25/10/1891) với Pháp tăng tiền bồi thường chiến phí. Pháp dành quyền sở hữu đất đai các đoàn truyền giáo Thiên Chúa giáo, được tự do truyền đạo, còn sứ thần Nga, thì buộc nhà Thanh phải nhượng khu vực từ miền Ðông USSURI (Cô-Tê-Lý-Giang) cho tới bờ biển. Nghĩa là 4 nước đè người khổng lồ ra làm thịt tơi bời lại tiếp đến Nhật:

Ngày 23/7/1894 - 17/4/1895 chiến tranh Trung Nhật diễn ra sau 10 ngày về vấn đề Triều Tiên. Vì cuộc khởi nghĩa của Hội Ðông Học ở Nam Triều Tiên tạo cớ cho Nhật nhảy vào bắt Nữ Hoàng Triều Tiên và chỉ định một nhiếp chính trung thành với Nhật. Ngày 21/7 Tầu của Kowshing của Anh chở quân Tầu đến Triều Tiên can thiệp, bị quân Nhật đánh chìm nghỉm, ngày 25/7 nhiếp chính Triều Tiên tuyên chiến với Trung Quốc. Trung Quốc và Nhật cũng tuyên chiến với nhau. Nhật dành toàn thắng trên bộ và cả trên biển tại Bingyang ngày 16/9 ngoài khơi sông Áp Lục gần cảng Lư Thuận, ngày 21/11 và tại Uy Hải Vệ (21/2/1895).

Ngày 17 tháng 4 năm 1895 Trung Quốc phải chấp nhận tất cả điều khoản của hiệp ước Mã Quan. Triều đình nước Tầu buộc phải công nhận nền độc lập của Triều Tiên và nhượng đảo Ðài Loan, Bành Hồ và cả bán đảo Liêu Ðông ở Mãn Châu cho Nhật. Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh 200 triệu lạng Bạc, và mở thêm 4 cảng cho ngoại thương của Nhật. 1896, Nhật được quyền lãnh tài phán ở Trung Quốc (bạn đọc lưu ý: Sở dĩ tôi đề cập đến vấn đề này để nhắc chúng ta rằng những hiệp định và biên giới giữa VC với Bắc Kinh không có giá trị pháp lý).

21 tháng 7 . Hiệp ước thương mại với Nhật, được coi là một phần của giải pháp hòa bình, trao cho Nhật qui chế tối huệ quốc và bảo đảm các nước ký hiệp định có quyền vận hành các cơ sở công nghiệp ở các cảng được qui định trong hiệp ước.

14/11/1897. Ðức chiếm vịnh Giao Châu với Thanh Ðảo sau vụ sát hại hai nhà truyền giáo ở Sơn Ðông. Từ lâu người Ðức coi việc này là chuỗi logic của sự can thiệp ba bên (1895). Việc này thúc đẩy “hàng loạt nhượng bộ” trong năm sau, trong đó hầu hết các nước phương Tây đều tham gia.
Tháng 2/1898. Anh đạt được hiệp định mở cửa đường thủy nội địa đối với Tầu nước ngoài, không bán đồng bằng sông Dương Tử cho nước khác, và sử dụng tổng thanh tra người Anh đối với hải quan khi thương mại Anh còn có vai trò chủ đạo trong các lãnh vực này.

6 tháng 3. Ðức đạt được hiệp ước thuê vịnh Giao Châu trong 99 năm, với các quyền xây dựng đường sắt và khai thác các mỏ ở Sơn Ðông (đường sắt Thanh Ðảo - Tế Nam khánh thành năm 1904). Khoản vay thứ hai từ Anh và Ðức gồm 16 triệu bảng trong 40 năm với lãi suất 4,5%.

27 tháng 3, 7 tháng 5. Nga buộc Trung Quốc cho thuê phía Nam bán đảo Liêu Ðông trong 25 năm, kể cả Ðại Liên và Lữ Thuận, được quyền xây dựng đường sắt từ Cáp Nhĩ Tân ở phía Bắc đến các cảng mới thuê.

10 tháng 4. Pháp ký hợp đồng thuê vùng Quảng Châu Loan và miền phụ cận trong vòng 99 năm, được quyền mở rộng đường sắt đến Vân Nam (hoàn thành năm 1910) và cam kết không bán cho nước khác các phần dọc biên giới Việt Nam.

26 tháng 4. Nhật nhận được cam kết của Trung Quốc không bán phần đất ở Phúc Kiến.

9 tháng 6. Anh ký hợp đồng thuê Cửu Long đối diện Hồng Kông trong 99 năm, và (1/7) thuê Uy Hải Vệ khi Nga thuê Lữ Thuận.

Hiệp ước Ái Huy, do Di Sơn (c.1878) và Nicholas Muraviev (k.1809 – 1891) ký kết, nhượng tả ngạn sông Amur cho Nga.

1859. Nhà Thanh từ chối yêu cầu của Anh về việc cho phép các nhà ngoại giao nước ngoài vào Bắc Kinh. Anh tấn công chiến lũy Ðại Cổ (25/6) nhưng bị đẩy lùi.

12/10/1860. Bắc Kinh bị 17.000 quân Anh và Pháp chiếm đóng. Cung điện Mùa Hè (Viên Minh viên) bị đốt cháy thành bình địa (18/10) để trừng phạt triều đình bắt giữ phái đoàn Anh. Hoàng đế rời khỏi kinh đô chạy lên phía Bắc, em của hoàng đế “đàm phán” Hiệp ước Bắc Kinh (24/10 với Anh, 25/10 với Pháp), tăng bồi thường chiến phí, Pháp giành quyền sở hữu đất đai cho các đoàn truyền đạo Thiên Chúa. Sứ thần Nga Muraviev buộc nhà Thanh nhượng khu vực từ miền Ðông Ussuri (Ô Tê Lý Giang) cho tới bờ biển (14/11). Vào thời điểm này, Anh trở thành đồng minh mạnh nhất của triều đình nhà Thanh chống lại các cuộc khởi nghĩa địa phương.

1855-1873. Sau nhiều năm xung đột với người Hán địa phương và bị triều đình đánh thuế quá nặng, người Hồi Giáo (Panthays) ở Vân Nam nổi dậy, thành lập nhà nước độc lập, “Vương quốc Nam Thái Bình” ở Dali, thuộc kinh đô cố Nam Chiếu. Ngoài ra còn có cuộc nổi dậy của người Hồi Giáo ở Tây Bắc (Giang Tây và Cam Túc, 1862-), sau đó bị Tả Tôn Ðường dập tắt.

1855-1881. Bộ tộc H’mong ở Quí Châu khởi nghĩa.

8/10/1856. Sau nhiều năm Anh, Pháp, và Mỹ nỗ lực nhằm giành các quyền và ưu tiên mới thông qua sự chỉnh lý hiệp ước. Sự kiện Tầu Arrow ở Quảng Châu tạo cớ cho Anh ép buộc người Trung Hoa bằng quân sự. Tuyên bố tầu Arrow đã đăng ký ở Hồng Kông và bị quan chức nhà Thanh khám xét bất hợp pháp, Anh chuyển quân và chiếm Quảng Châu (12/1857). Sau đó các tầu Anh bắt đầu hướng ra phía Bắc để buộc triều đình đầu hàng.

Ðến thời cận đại (1789-1914) và đương đại 1945 với Anh, Pháp, Nga và Nhật ta sẽ thấy sự khiếp nhược bất lực của các chính quyền Trung Hoa, từ vua chúa tướng lãnh, kể cả Ðảng Cộng Sản như thế nào !

Dưới đây là đối chiếu các chiều kích giữa Trung Quốc và các nước tham chiến một cách sơ lược.Ngày 18/1/1915, Nhật giao cho Trung Quốc bản yêu sách 25 điểm Chính Phủ của Viên Thế Khải chấp thuận ngay bốn khoản đầu (815):

(1) Nhật kế thừa các quyền của Ðức ở Sơn Ðông;
(2) triển hạn thuế đất đai ở Mãn Châu tới 99 năm. Kiều dân Nhật được tự do buôn bán tại đây;
(3) Nhật nắm phần nửa lợi nhuận ở công ty Hanyeping là công ty điều hành các nhà máy thép tại Hán Giang, mỏ sắt Daye và than ở Bình Sơn;
(4) không miền duyên hải nào của Trung Quốc được cho thuê hoặc nhượng cho nước khác mà không được sự đồng ý của Nhật (...) Mặc dù các anh hùng hảo hán của nước Tầu chịu nhượng bộ gần hết cả tổ quốc nhưng Nhật vẫn không tha.

Năm 1937-1945 các cuộc tấn công của Nhật vào Trung Quốc và Nhật khởi đầu, chiến tranh thế giới II ở Ðông Á cũng ở đây, 1931 Nhật chiếm Mãn Châu. Ðạo quân Quan Ðông của Nhật trong đêm diễn tập ở Thẩm Ðương (1819) đã làm nổ tung đoạn đường sắt gần đó rồi vu khống cho Trung Quốc. Ðây gọi là biến cố Mãn Châu, lấy cớ đó quân Nhật chiếm kho đạn An Ðông, Giang Khẩu và Trường Xuân,. Thống chế Tưởng Giới Thạch vội cho đoàn quân chạy trốn. Kế đó cả ba tỉnh miền Ðông bị chiếm. Ngày 19 quân Nhật đổ bộ lên Thượng Hải đánh đuổi Bát Lộ Quân 19 của Trung Quốc chạy khỏi Tô Giới quốc tế như chuột. Nhật chiếm Bắc Kinh ngày 28 và Thiên Tân ngày 29 như ăn gỏi. Ðây là cuộc tấn công đại quy mô mở ra ở Bắc Trung Quốc vào đến tận sào huyệt của các danh tướng người Hán. Họ ở cả thủ đô. Không gặp một sự kháng cự nào.

Người Tầu chẳng có ý chí gì từ tướng lãnh đến quân lính đông như kiến cỏ mà cứ thi nhau bỏ chạy trốn một khi nghĩ đến quân Nhật là hồn vía lên mây, kế đó Nhật chiếm Tô Châu (20/11 và tiến đến vùng sông Dương Tử. Ngày 21 quân Nhật chiếm Quảng Châu, cũng không gặp sự kháng cự nào. Thừa thắng Nhật chiếm luôn Kalgan, ở mặt trận khác 3/9 Nhật chiếm Bảo Ðịnh, ngày 2/4, Thạch Gia Trang. Sau biến cố ngày 18/9/1931 quân Nhật chiếm đóng thành phố Thẩm Dương. Từ đó làm chủ cả một vùng đất đai rộng lớn ở Ðông Bắc Trung Quốc. Ðảng CS Trung Quốc với Bát Lộ quân chẳng làm gì, ngoài việc hô hào dân Tầu chống Nhật, trong khi đó họ lại lẩn trốn. Cuộc Vạn lý Trường Chinh, được coi như là cuộc di tản chiến thuật, và được coi như là sự kiện oai hùng nhất của ÐCSTQ. Hai đạo quân trong cuộc tháo chạy nhục nhã này là quân đoàn 1 do Lâm Bửu (1908-1971) chỉ huy, và quân đoàn III dưới sự chỉ huy của Bành Ðức Hoài (1898-1974). Tổng số quân là 80.000 nhưng có lẽ chưa tới 16% số binh lính trên thoát chết khi đến được Thiểm Tây một năm sau đó (20/10/1935) họ đã chạy trốn quân Nhật với quãng đường dài gần 6.000 dặm qua rất nhiều miền đất hoang vu nguy hiểm...

15 à 18/1/1935: Tại hội nghị Tuần Nghĩa (thuộc tỉnh Quý Châu) những đối thủ của Mao trong ban lãnh đạo DCSTQ bị phê phán nặng nề về việc đã phạm sai lầm Tả khuynh khiến cho sức chiến đấu của Hồng Quân suy yếu, dẫn đến tình thế phải rời căn cứ địa và tiến hành Vạn Lý Trường Chinh: Nhẽ ra người CS thì phải dấn thân chinh chiến, dấy binh đao. Khôi phục nền độc lập cho Trung Hoa, ấy thế vậy mà hồi Nhật xâm lược Trung Quốc ÐCSTQ đã không dám đánh Nhật. Những người lãnh đạo ÐCSTQ quả thật tài tính sáng suốt, họ biết đánh Nhật, khác gì mang trứng chọi đá, chỉ một trận thì sẽ bị Nhật diệt sạch sành sanh, không còn một mống nắm chắc trăm phần trăm thua, và sẽ mất hết (cả chì lẫn chài) binh quyền.

Khẩu hiệu thống nhất chiến tuyến với Quốc Dân Ðảng của Tưởng Giới Thạch, mục tiêu của ÐCSTQ là bảo toàn lực lượng để sau đó có cơ hội giết lẫn nhau. Người Tầu đánh nhau với Nhật thì quá dở, nhưng họ giết lẫn nhau thì không ai bằng. Nói cách khác Mao muốn giành lực lượng để sau này đánh nhau với quân Quốc Dân Ðảng. Nhưng muốn sống đến ngày đó chỉ còn cách phải ăn bám và luồn lách vào chính quyền Quốc Dân Ðảng. 25 tháng 12 Tưởng Giới Thạch bị Mao bắt cóc và giam giữ ở Tây An do Trương Học Lương thực hiện theo lệnh của Mao. Và được trả tự do khi ông đồng ý ngừng cuộc nội chiến và hợp tác với ÐCSTQ để chống Nhật. Trên thực tế ÐCSTQ không có chống Nhật, nhưng cần chỗ nương tựa, tuy nhiên, Mao Trạch Ðông và ÐCSTQ vẫn tuyên truyền rằng cuộc Trường Chinh của Hồng Quân là cuộc chiến đấu thần thánh đánh Nhật do Mao chủ tịch lãnh đạo.

Chạy dài dài – mà lại là bước ngoặt đưa Trung Quốc đến thắng lợi hoàn toàn, kể cũng lạ? và là sự tuyên truyền quá lố quá trắng trợn. Sự thật Bát Lộ quân chưa đụng Nhật đã hoảng loạn tháo chạy, khẩu hiệu “Bắc Tiến kháng Nhật” là che đậy cho sự thất bại thảm hại của Bát Lộ quân tháng 10-1933 đến tháng 1-1934 ÐCSTQ liên tiếp chịu trận và cuộc tiến công thứ 5 của Quốc Dân Ðảng thì chính quyền trung ương ở nông thôn của ÐCSTQ lần lượt mất hết căn cứ này đến căn cứ khác, Hồng quân của Mao buộc phải tháo chạy trốn.

Ðó chính là sự thật lịch sử (cuộc trường chinh), ý đồ là rút quân mở đường máu tháo chạy sang vùng ngoại Mông Cổ để nhờ quân Liên Xô che chở. Như vậy với phía Tây giáp Mông Cổ, nếu không thủ đắc sẽ rút lén tuột về Liên Xô. Ở phía Bắc Hồng Quân chết gần hết trên đường chạy trốn đến khu ngoại Mông. Họ chọn con đường rừng đi qua tỉnh Sơn Tây, và Tuy Viễn. Một mặt có thể nói phét để bịp thiên hạ rằng: Hồng Quân lên phía Bắc để chuẩn bị kháng Nhật (dân Trung Hoa nhiều người ngu tín, tin là Hồng Quân dám cả gan đánh Nhật thật) một mặt vừa an toàn cho các lãnh tụ vì ở đó không có quân Nhật. Bấy giờ quân Nhật chiếm giải Vạn Lý Trường Thành lập thành chiến tuyến.

Sau mấy ngàn năm công lao của Tần Thủy Hoàng và tiếp theo nhiều triều đại nước Tầu, không phục vụ cho việc phòng thủ Tổ quốc Trung Hoa, mà lại để cho quân Mông Cổ sử dụng rồi lại phục vụ cho Nhật. Còn Binh Pháp của Tôn Tử tuy rất hay. Nhưng tướng Hán chưa bao giờ mở tới. Không biết ông Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Ðông có nghĩ tới chuyện này không?

Cũng xin lưu ý Hồng Quân thoát hiểm đến Thiển Bắc thì quân chủ lực giảm xuống từ 800 ngàn xuống còn khoảng 6 ngàn. Nhưng các lãnh tụ thiên tài chạy trốn thì còn sống cả. Thế mà sách ÐCSTQ viết rằng ÐCSTQ và Mao chủ tịch lãnh đạo quân dân Trung Quốc kháng chiến chống Nhật thắng lợi vẻ vang... không biết thắng ở đâu? mà tìm lục không ra?

Còn một sự thật nữa, cũng cần phải nhắc ở đây là. Khi Nhật đánh Trung Quốc, Quốc Dân đảng của TT Tưởng Giới Thạch có 1/7 triệu quân, được Mỹ, Anh võ trang, trong khi đó tháng 11/1937 kể cả Tân Tứ Quân mới thành lập. Toàn bộ Hồng Quân chỉ có 70 ngàn lính đã thế còn bị chia năm xẻ bẩy vì mưu đồ chính trị nội bộ đảng... là dương cao ngọn cờ kháng Nhật, nhưng bên trong tranh thủ gom góp quân các địa phương và du kích để đó, mặt khác chuyển đại đa số quân binh khỏi chiến tuyến, chứ thực sự ÐCSTQ không có chiến tích nào đáng kể trong cuộc chiến này. Có chăng là Quốc Dân Ðảng. Năm 1939, nhờ sự hà hơi tiếp sức của Mỹ, Anh và Nga quân đội Tưởng Giới Thạch và Mao lấy lại được chút ít tinh thần. Chính phủ của Tưởng Giới Thạch nhận được nhiều viện trợ của Mỹ, Anh, Liên Xô cho chính quyền Quốc Dân Ðảng nhiều khoản tiền lớn và vũ khí... Quân Mao cũng ăn ké vào đó. 8/3/1942, Anh và Mỹ cung cấp cho Quốc Dân đảng 50 triệu bảng Anh và Mỹ viện trợ 500 triệu dollars.

Nên nhớ rằng: khi Hội Quốc Liên và Hoa Kỳ lên án những hoạt động quân sự của Nhật tại Trung Quốc. Hội nghị các cường quốc ở thủ đô Brussels (15/11) thất bại trong nhiệm vụ trung gian hòa giải.

20 tháng 11. Chính phủ Tưởng Giới Thạch từ Nam Kinh chuyển đến Trùng Khánh, nhưng hành chánh công quyền đặt ở Hán Khẩu. Tưởng đến đây ngày 8/12.

12 tháng 12. Biến cố Panay. Máy bay Nhật oanh kích tầu Anh và Mỹ đang thả neo ngoài khơi gần Nam Kinh. Sự việc này tạo căng thẳng giữa các cường quốc. Rốt cuộc, chính phủ Mỹ chấp thuận lời giải thích của Nhật về vụ việc trên. Tuy nhiên, chính quyền Nhật tiếp tục chính sách cao tay ấn đối với tài sản và quyền lợi của các nước khác ở Trung Quốc, bất chấp những chống đối từ phía Mỹ, Anh và Pháp. Tình hình khốc liệt tại Châu Âu cho phép Nhật có thể theo đuổi ý đồ của mình mà không phải lo đối phó với sự can thiệp từ nước khác.

13 tháng 12. Nam Kinh thất thủ. Nhật oanh kích Trân Châu Cảng khiến Mỹ tham chiến chống Nhật mở ra mặt trận thứ hai ở Thái Bình Dương. Mỹ dành cho Trung Quốc khoản viện trợ 630 triệu USD dưới hình thức quân trang, quân dụng, vũ khí, và khoản tiền vay 500 triệu USD, tất cả đều được trao cho chính phủ Trùng Khánh.

8/3/1942. Anh và Mỹ khắc phục nạn lạm phát trầm trọng tại Trung Quốc, cung cấp khoản tín dụng 50 triệu bảng Anh và 500 triệu USD.

Ngày 8/8/1945 chiến tranh đã chấm dứt tại Châu Âu được vài tháng. Hai ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Hồng quân Liên Xô tràn vào Mãn Châu trong tuần lễ tiếp đó. Nhật đầu hàng vô điều kiện – Trung Quốc dâng đất cho Liên Xô.

Ngày 14-8, thay mặt quốc dân đảng, Tổng Tử Văn ký hiệp ước hữu nghị và Liên Minh với cs Liên Xô (qua mặt ÐCSTQ). Ðể đắp lại việc CS Liên Xô công nhận chính quyền Quốc Dân Ðảng là chính quyền trung ương của Trung Quốc. Phe Quốc Dân Ðảng đồng ý về quyền độc lập của Ngoại Mông; Và cho CS Liên Xô quyền sở hữu chung tuyến đường sắt Nam Mãn Châu và Cảng Ðại Liêu. Họ cũng nhất trí dâng cảng Lư Thuận cho Hải quân Liên Xô.

Chiến tranh đã chấm dứt nhưng Trung Quốc vẫn bị chia rẽ, gầm ghè tranh ăn giữa Quốc Dân Ðảng của Tưởng Giới Thạch và Ðảng CS của Mao Trạch Ðông, thành ra chẳng đảng nào, quân đội nào của nước Tầu dám đụng đến Nhật. Có lẽ họ vẫn còn khiếp sợ quân Nhật chăng? Chẳng đặng đừng quân đội Mỹ lại phải nhẩy vào.

Tháng 8 và tháng 9, quân Mỹ chiếm Thượng Hải, Thanh Ðảo, Dagu, Quảng Châu và Pusan (Triều Tiên) rồi tiến vào Bắc Kinh và Thiên Tân. Quân Nhật đã hàng nhưng quân Tầu vẫn không dám đến gần quân đội Nhật. Buộc quân Mỹ phải bồng các lực lượng Quốc Dân Ðảng đến các thành phố này để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật.

Trong khi đó tại Diên An Ðảng CS Trung Quốc tổ chức Ðại Hội lần thứ VII mừng chiến thắng, lúc này họ đã có ½ triệu đảng viên, binh lực gồm 900,000 quân chuẩn bị ăn thua với Quốc Dân Ðảng. Trong khi đó họ hô hào: “Người Trung Quốc không hại người Trung Quốc”. Ðiều này giống hệt giọng điệu Hồ chí Minh năm 1946 cũng hô hào: “đoàn kết, đại đoàn kết.” Trong khi đó thanh toán những người quốc gia. Ðảng CS Trung Quốc cũng vậy. Khi cần lợi dụng Quốc Dân Ðảng, họ kêu gọi: “Sống chung lâu bền” giúp đỡ nhau quản lý, thành thật song phương, vinh nhục có nhau v.v...

Nhưng kết quả là gì? Kháng chiến Trung-Nhật vừa kết thúc (nhờ đồng minh). Ðảng CS Trung Quốc gom toàn lực đánh đuổi chính quyền Quốc Dân Ðảng, ở Việt Nam cũng vậy... Sau khi thắng Quốc Dân Ðảng. Họ cứ tuyên truyền ồn ào là Ðảng CS Trung Quốc dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Mao Chủ Tịch. Ở VN từ 1945-1954 Hồ chí Minh được coi như thần thánh. Ở nước Tầu thập niên 50-60 Mao Trạch Ðông được coi như bộ óc vĩ đại nhất của loài người, thanh niên, đảng viên đã quay cuồng về hình ảnh Mao Trạch Ðông (Ðông phương hồng – có Mao Trạch Ðông) nhiều người Phương Tây nhìn Mao như một vị thiên tài xuất chúng. Vị thần tái sinh cứu rỗi loài người: Dưới ảnh hưởng của các vị hiền thánh danh tiếng như Lenin, Stalin, dân chúng nhiều nước say mê rồ dại giết lẫn nhau. Cơn si cuồng nhiệt kéo dài khá lâu, phải có một độ lùi, thoái hóa đáng kể của thời gian các học giả, sử gia phương Tây mới nhìn rõ chân dung thật của Mao Trạch Ðông. Một trong những tên đao phủ kinh tởm nhất lịch sử nhân loại, cũng như sự ngu dốt tối tăm của Hồ chí Minh.

Nhưng đa số người Trung Quốc đến nay vẫn tin Ðảng CS Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Ðông, đã giải thoát cho tổ quốc Trung Hoa.

Sự thực ai nghiên cứu lịch sử cũng biết: Chính đế quốc Mỹ và đồng minh đã giải thoát cho nước Tầu. Chứ cả Quốc Dân Ðảng lẫn Đảng CS Trung Quốc đối với người Nhật họ chẳng coi có “Ki lo gam” nào. Bây giờ thì Trung Quốc đã dư ăn và có nhiều vũ khí tối tân đấy nhưng cũng đừng có sợ, vũ khí nào thì cũng còn phải do con người chứ? Không phải bây giờ người Tầu mới thiếu dũng khí đâu, tổ tiên, ông cha của họ đã thế rồi.

Cuối thế kỷ thứ 20, đầu thế kỷ 21 khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển... kèm theo sự huỷ hoại môi trường sống với nhiều hậu quả ngày càng rõ rệt! Loài người là một bộ phận của tự nhiên. Sống trong thiên nhiên, không được phép hủy hoại môi trường sống bằng cách phá hoại và xả các độc tố hoá học vào không gian, gây chiến tranh v.v... Nhưng chất độc tinh thần mới là chủ chốt trong các loại chất độc gây thảm hoạ cho nhân loại. Kẻ thù của nhân loại ngày nay càng lộ nguyên hình. Đó là tư tưởng và hành động bành trướng, với chính sách diệt chủng của giới lãnh đạo Bắc Kinh, như ở Tây Tạng, Cao Miên, Miến Điện Darfur v.v... trong các chế độ độc tài diệt chủng hiện nay trên thế giới đều là sản phẩm của Bắc Kinh. Nạn diệt chủng lan toả khắp thế giới !

Trong lúc cục diện toàn cầu đang có xu hướng hoà dịu, giảm dần đối đầu. Nhưng ở khu vực Á Châu, Thái Bình Dương, yếu tố bất ổn và khả năng xung đột khu vực ngày càng tăng do tham vọng quá độ của giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Gần đây Trung Quốc xây dựng một căn cứ hải quân hiện đại ở đảo Hải Nam. Một bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã âm thầm xây dựng một hải cảng quân sự có thể chứa hàng chục tầu ngầm hạt nhân, gây quan ngại cho các nước trong khu vực, cũng như Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ ông Robert Gate tuyên bố rằng “Hoa Kỳ sẽ không bao giờ bỏ rơi các nước trong vùng Châu Á.” Còn viên tướng chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương là Ðô Ðốc Keating cho biết: “Mỹ không có ý định từ bỏ ưu thế quân sự ở Châu Á, sau khi có tin Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân hiện đại ở đảo Hải Nam. Theo tuần san Quốc Phòng Jan’s ở Anh và các nhà phân tích quân sự, căn cứ hải quân ở thành phố Nam Á có khả năng để cho hai hàng không mẫu hạm cập bến và có chỗ trú ẩn cho 20 chiếc tiềm thủy đỉnh hạt nhân. Ðô đốc Keating hối thúc giới lãnh đạo Bắc Kinh chớ dồn các nguồn lực của mình vào những hoạt động như vậy.”

Ðô đốc Keating nói thêm rằng các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải không nên kỳ vọng là Trung Quốc có khả năng trở thành một cường quốc quân sự có khả năng khống chế Châu Á. Ông Keating nói: “Có một việc tuyệt đối cần thiết mà chúng tôi phải làm là tiếp tục thực hiện cuộc đối thoại với các nhân vật tương nhiệm của phía Trung Quốc, tiến hành những hoạt động giao lưu, chia sẻ chiến thuật, kỹ thuật và qui trình với mục tiêu chủ yếu là để cho Trung Quốc hiểu được vai trò vượt trội của chúng tôi như một quân lực có khả năng chế ngự ở Thái Bình Dương, để họ hiểu được là chúng tôi kiên quyết duy trì vị thế này, và biết được là chúng tôi hy vọng và tin tưởng là họ không tìm cách đương cự chúng tôi về mặt quân sự.” Theo Ðôc Ðốc Keating, Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp thất bại nếu họ có mưu toan như thế.

Trong những năm gần đây, các giới chức Hoa Kỳ nhiều lần nói rằng việc Trung Quốc gia tăng chi tiêu quân sự tự nó không gây ra một mối đe dọa cho Hoa Kỳ, nếu hành động này không đi kèm với những ý đồ thù nghịch. Ðô Ðốc Keating cho biết ông nghĩ rằng sẽ xẩy ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, ít ra là trong tương lai gần.

Ðô Ðốc Keating nói: “Chúng tôi đang làm những gì có thể làm ở Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương – và huy động mọi ban ngành và năng lực của mình, để bảo đảm với Trung Quốc là chúng tôi không muốn gây thiệt hại cho họ, và khu vực Thái Bình Dương có đủ chỗ để hoạt động cho tất cả mọi nước.” Ðây không phải là những lời nói có tính chất ngoại giao mà là một thông điệp chính thức gửi đến Bắc Kinh.

Sự thể sẽ rất xấu, trước hết là đối với các quốc gia trong vùng cái họa bành trướng của Trung Quốc, và nếu cuộc đối đầu bằng hạt nhân xẩy ra giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á. Chắc chắn những tổn hại về nhân mạng và vật chất không thể lường được. Trung Quốc đang tác oai, tác quái trong khu vực, họ cao ngạo, hung hăng xem thường thế giới vào lúc này Trung Quốc giương cao ngọn cờ mới 6 sao (lục tộc cộng hòa) ở Biển Ðông, làm cho các nước Ðông Nam Á hoảng sợ, đồng thời thế giới thấy rõ tham vọng bá quyền bành trướng của Trung Quốc, là sự ngông cuồng đầy thách đố thiên hạ, lại còn công bố bản đồ mới của Trung Quốc 2007 với vùng An Vạn Bắc Biển Ðông rộng 5 triệu Km2, thêm một thách đố khác với Hoa Kỳ và Nhật Bản, Úc... Sách lược bành trướng và hải dương Nam tiến tham vọng nắm đầu thế giới. Bắc Kinh hàm hồ vội vã xây dựng thành phố Tam Sa, tự ý khoanh vạch một vùng rộng 5 triệu Km2 biển Ðông gọi là chủ quyền của Trung Quốc !

Ý đồ của họ là đặt tuyến giao thông quốc tế Ðông Tây từ eo biển Malacca đến biển đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc! Vậy các tầu dầu hàng hóa từ Tây qua Ðông đến Ðài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản. Kể cả hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cũng phải chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc. Họ muốn đóng lại vai trò của Thành Cát Tư Hãn chăng ?

Thật là cuồng vọng, hoang tưởng, nếu họ đạt mục đích này. Ngoại trừ Trung Quốc khuất phục được Nhật, đánh bại được Mỹ. Cái tham lam vô hạn độ của Trung Quốc không phải chỉ cần hãm lại, mà cần phải đánh quỵ, trước khi nó hành động gây họa cho nhân loại.

Những chiến lược gia trí tuệ mẫn cảm siêu quần ở hàng đầu, trong sự phát triển lịch sử quân sự Hoa Kỳ ắt phải nhìn xa thấy rộng, trong bối cảnh của thời đại, để đề ra những phương hướng chiến lược hoặc sử dụng lựa chọn phương pháp tối ưu để đối phó với Trung Cộng. Am tường sâu sắc đối phương, tìm hiểu những thực tiễn xã hội và con người Trung Hoa, đến các cấp lãnh đạo của họ là điều không thể thiếu, mà mỗi bước tiến của lịch sử đều có vô vàn mâu thuẫn xã hội, chính trị, đặc biệt độc đáo đòi hỏi con người phải suy nghĩ thăm dò trước khi giải quyết vấn đề.

Ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gate và Ngài Ðô Ðốc Hải Quân Keating chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương hẳn là phải từ các trường Ðại Học Quốc Phòng Mỹ mà ra. Tất họ phải nghiên cứu binh pháp của Tôn Tử: “Biết địch biết mình giành thắng lợi không gặp hiểm nguy. Biết thiên thời địa lợi nữa, giành thắng lợi mới thật chắc chắn !”

Huấn lệnh của Tư Lệnh hải quân lục chiến Hoa Kỳ năm 1989 viết: “Tư tưởng tác chiến của Tôn Tử vẫn thích dụng cho ngày hôm nay cũng như 2500 năm trước.” Tương kế tựu kế Mỹ nên dùng Binh Pháp Tôn Tử. Nhà chiến lược nổi tiếng người Anh ông Kaso trong cuốn sách bàn về chiến lược viết: “Chiến lược hoàn mỹ nhất, cũng chính là chiến lược không cần phải qua chiến đấu gay go mà vẫn đạt tới mục đích. Ở Pháp: năm 1772, linh mục P. Amiot đã dịch và xuất bản ở Paris tùng thư: Binh Pháp Tôn Tử. Ðây là bản Binh Pháp Tôn Tử được dịch sớm nhất ở Phương Tây: Lúc đó một tạp chí lý luận quân sự Pháp viết: “Nếu các tướng lãnh chỉ huy quân đội Pháp đều được đọc Binh Pháp Tôn Tử này thì thật là phúc lớn cho nước Pháp”.

Quả thực Binh Pháp Tôn Tử lần đầu tiên đưa ra một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về chiến tranh và quân sự, trình bày một loạt các nguyên tắc chỉ đạo chiến tranh, các ý tưởng mà phần lớn trong đó đã trở thành những danh ngôn có sức sống lâu dài.

Hiện trường Ðại Học Quốc Phòng Mỹ, xếp Binh Pháp Tôn Tử trước cả tác phẩm bàn về chiến tranh của Clausewitz. Binh Pháp Tôn Tử được dịch từ Hán Văn ra Nga năm 1957, ra tiếng Anh 1905, tiếng Pháp từ năm 1772. Ở Ðức 1910 - Ðặc biệt là ở Nhật vào thời Võ Tắc Thiên đời Ðường (684-704, một người Nhật là ông Cát Bi Châu Bi (Kimino Makibi) đã mang binh pháp Tôn Tử về Nhật truyền thụ lại cho giới tướng lãnh Nhật. Từ đó phong trào học tập binh pháp Tôn Tử liên tục diễn ra, giới quân sự cho rằng: “Khổng Phu Tử là Thánh Nho, Tôn Phu Tử là Thánh binh. Những nhà Nho đời sau không thể tìm thấy Ðạo Nho ở đây ngoài Khổng Phu Tử, nhưng binh gia không thể quay lưng lại với Tôn Phu Tử mà tiến theo hướng khác”. Các tướng Nhật thời cận đại đã ứng dụng binh pháp Tôn Tử đánh cho người khổng lồ Trung Quốc không ngóc đầu dậy được.

Ở nước ta Tôn Tử binh pháp đã được truyền bá từ cuối thế kỷ thứ 9, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi, đã hiểu sâu binh pháp Tôn Tử và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta, tiến hành thắng lợi, các cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của kẻ thù phương Bắc.

Trong thiên Mưu Công, tác phẩm đã đề xuất nhiều lý lẽ toát lên tinh thần tổng quát là: Phải tìm cách giành thắng lợi tối đa bằng một giá tối thiểu. Danh ngôn: “Người đánh trăm trận thắng cả trăm chưa thể kể là người tài giỏi nhất. Không đánh mà buộc đối phương đầu hàng mới là người giỏi nhất” đã trở thành tiêu chuẩn hướng dẫn hành động của các nhà chiến lược quân sự xưa nay.

Nếu bài học có thể rút ra từ chiến tranh Việt Nam, I-rắc, với Trung Quốc, Hoa Kỳ chỉ cần yểm trợ hậu cần cho những quốc gia láng giềng của Trung Quốc có khả năng chiến đấu như Tây Tạng. Nơi đó chính là mồ chôn vĩnh viễn chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. (Xin xem bài: “Trung Quốc là kẻ thù của thế giới” để bạn có thể quán triệt được mọi vấn đề sinh tử của Trung Quốc ở Tây Tạng trong các websites chẳng hạn như VietnamExodus, Vietvungvinh, NsVietNam, Doithoai v.v...)

TRẦN NHU
Ðầu Mùa Hạ, 2008


****************